Có cảm giác buồn nôn sau khi ăn thường không nghiêm trọng, đa phần là do ăn quá no gây ra, tình trạng này sẽ hết ngay khi thức ăn đã tiêu hóa xong. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra đều đặn và không dứt dù không ăn quá no, thì khả năng cao đó là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Đơn cử là do 5 vấn đề sau đây gây ra.
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn sau khi ăn và không biết nguyên nhân đến từ đâu thì đã đến lúc phải tìm hiểu. Xác định được nguyên nhân gốc rễ của chứng buồn nôn sẽ hướng dẫn bạn các bước tiếp theo để tìm cách giải quyết.
Tất cả chúng ta đôi khi sẽ thường ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh, đặc biệt là khi chúng ta cảm thấy đói hoặc ăn uống theo cảm xúc. Tuy nhiên, dạ dày quá tải và ăn nhanh có thể khiến hệ tiêu hóa khó tiêu hóa thức ăn hơn. Những người ăn rất nhanh có xu hướng không nhai đủ và có nhiều khả năng nuốt thêm không khí trong khi ăn. Cả hai hành vi này đều có thể làm tăng thêm cảm giác buồn nôn sau khi ăn.
Ngoài ra, nằm xuống ngay sau khi ăn cũng có thể làm quá trình tiêu hóa chậm hơn và gây trào ngược axit với các triệu chứng buồn nôn hoặc ợ chua (Ảnh: Internet)
Chúng ta thường nghĩ dị ứng chỉ gây phát ban hoặc sưng tấy, nhưng phản ứng của hệ miễn dịch này cũng có thể dẫn đến đau bụng và buồn nôn. Đây là những thực phẩm phổ biến nhất có thể gây ra tình trạng dị ứng thực phẩm như: trứng, các sản phẩm bơ sữa, lúa mì, đậu phộng, mè,...
Mặt khác, chứng bất dung nạp thực phẩm là gặp khó khăn trong việc tiêu hóa với một loại thực phẩm cụ thể, điều này cũng có thể dẫn đến buồn nôn. Bất dung nạp và nhạy cảm với thực phẩm phổ biến bao gồm: gluten từ lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, lactose - một phân tử đường tự nhiên có trong các sản phẩm sữa, caffeine, hoặc histamine - được tìm thấy trong thực phẩm như phô mai và rượu vang.
Thực tế, nếu nhận thấy tình trạng buồn nôn và nôn diễn ra thường xuyên - thì rất có thể các khối u có trong dạ dày đang bắt đầu “rục rịch”. Cụ thể, theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa Nội Tiêu hóa, buồn nôn và nôn rất thường xuyên được xem là giai đoạn đầu của ung thư dạ dày. Đây là lúc dạ dày bị kích thích và tổn thương bên trong nên không thể chuyển hóa thức ăn được. Tuy nhiên, nhiều người lại khá chủ quan và bỏ qua dấu hiệu này.
Nếu cứ thấy ăn xong lại muốn nôn và nôn khan, mọi người nên thăm khám ngay để tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh nhanh hơn (Ảnh: Internet)
Cảm xúc của bạn có tác động sâu sắc đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy chán nản, căng thẳng hoặc lo lắng, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone adrenaline để chuyển sang chế độ “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Điều này vô tình làm gián đoạn đến quá trình tiêu hóa. Vì cơ thể của mọi người sẽ tập trung vào mối đe dọa do căng thẳng gây ra mọi lúc, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa và gây ra các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có cảm giác buồn nôn.
Lưu lượng máu giảm và hormone căng thẳng tăng cao có thể dẫn đến buồn nôn. Nếu bạn bị căng thẳng hoặc lo lắng mãn tính, bạn có thể gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa hơn và cảm thấy rất nhạy cảm với cảm giác buồn nôn (Ảnh: Internet)
Ngộ độc thực phẩm tương đối dễ xảy ra, cứ 10 người thì có 1 người bị bệnh sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm hàng năm. Nó thường xuất phát từ vi khuẩn như Salmonella hoặc E.coli và thường kéo dài chưa đầy một tuần và sẽ tự khỏi.
Ngoài ra, cúm dạ dày cũng là một tình trạng truyền nhiễm virus phổ biến ở đường ruột và thường gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Nó cũng kéo dài chưa đầy một tuần và với lượng nước thích hợp, bạn sẽ khỏe hơn mà không cần dùng thuốc.
Một số tình trạng hoặc thuốc có thể tạo ra cảm giác buồn nôn, chẳng hạn như:
- Tình trạng sức khỏe mãn tính: bệnh tiểu đường , bệnh gan, rối loạn thận, loét, cường giáp, bệnh celiac, viêm tụy,...
- Thuốc: thuốc kháng sinh , thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, nicotine, thuốc hóa trị,...
- Thai kỳ: ốm nghén là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày.
- Chứng đau nửa đầu: buồn nôn là một triệu chứng đối với một số người và có thể trầm trọng hơn khi có ánh sáng, âm thanh hoặc chuyển động.
Trên đây là 5 nguyên nhân nhằm giải thích hiện tượng cảm thấy buồn nôn sau khi ăn. Thực tế thì buồn nôn không phải là dấu hiệu của bệnh tật. Tuy nhiên, nếu nhận thấy mình thường xuyên mắc phải những tình trạng này, cần thăm khám ngay để phòng bệnh hiệu quả.
Xem thêm: 6 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin