Theo đánh giá từ Tổ chức Ung thư Toàn cầu, ung thư dạ dày đứng top 3 trong nhóm những bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, mỗi năm nước ta ghi nhận hơn 18.000 ca mắc mới, với tỷ lệ tử vong chiếm hơn 2/3 trong tổng số ca mắc - tương đương với khoảng 15.000 người chết vì bệnh.
Các bác sĩ chuyên khoa Nội Tiêu hóa cho biết, ung thư dạ dày là một căn bệnh ác tính, khởi phát từ tình trạng tổn thương dạ dày không được kiểm soát, ví dụ như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,... Những thương tổn này theo thời gian sẽ khiến các tế bào trong dạ dày bị hư hại, phát triển thành khối u tạo thành bệnh ung thư.
Theo các chuyên gia sức khỏe, ai cũng sẽ có khả năng mắc bệnh, tuy nhiên, nhóm người có những nguyên nhân sau đây sẽ dễ dàng gặp phải căn bệnh này hơn, bao gồm :
- Hút thuốc lá: là một trong những thói quen xấu mà đa số người mắc ung thư dạ dày hay mắc phải. Theo thống kê tại các bệnh viện, hầu hết nam giới mắc ung thư dạ dày đều sử dụng thuốc lá, đặc biệt dễ rơi vào lứa tuổi từ 40 trở lên - với tỷ lệ chiếm tới 96%, số ca mắc ở nam cao gấp đôi nữ. Đây có thể xem là yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này.
Ung thư dạ dày thường được phát hiện nhiều ở nam giới do thói quen hút thuốc lá (Ảnh: Internet)
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: những người thường xuyên ăn các loại thực phẩm được chế biến như xông khói, ngập dầu, thức ăn ngâm tẩm nhiều gia vị mặn, món ăn chứa lượng muối và ớt cao thường chắc chắn có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người có thói quen ăn uống nhạt, thanh đạm.
- Những người mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa: ung thư dạ dày thường gặp ở người đã có bệnh dạ dày từ trước, như tiền sử đã từng bị phẫu thuật dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày lâu năm, bệnh nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori).
Cũng từ số liệu và những dẫn chứng trên cho thấy, người dân nước ta - đặc biệt là nhóm người trẻ - rất kém trong việc chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân, cụ thể là cơ quan dạ dày. Nhiều người cũng không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, nên khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn giữa hoặc cuối.
Các y bác sĩ đồng tình rằng, nếu biết cách ngăn chặn (cho người chưa mắc các bệnh lý dạ dày) hay kiểm soát (với người đã mắc các bệnh lý dạ dày) từ sớm, thì sẽ tránh khỏi nguy cơ bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, phải làm sao xác định được nguy cơ mắc bệnh từ sớm?
Theo đó, nếu thấy cơ thể bỗng xuất hiện 5 dấu hiệu sau đây một cách bất thường, thì đó có thể là lời cảnh báo cho việc ung thư dạ dày đang “lấp ló”. Khi này, việc thăm khám ngay sau khi phát hiện là rất quan trọng, giúp ngăn bệnh tiến triển nặng.
Với những người khỏe mạnh, thời gian để tiêu hóa thức ăn sẽ rơi vào khoảng từ 4 - 6 giờ sau bữa ăn, nên thời gian để cơ thể bắt đầu hoạt động đào thải sẽ từ sau 30 phút khi quá trình tiêu hóa kết thúc. Tuy nhiên, nếu mọi người chỉ vừa ăn xong mà đã cảm thấy khó chịu ở bụng và chỉ muốn vào nhà vệ sinh để đi đại tiện ngay thì cần phải lưu ý.
Đặc biệt, đại tiện bất thường nếu có đi kèm với hiện tượng tiêu chảy hoặc phân có mùi lạ, lẫn máu sau khi ăn uống thì hơn 90% là dạ dày của mọi người đang bị tổn thương. Ngoài bị tiêu chảy, dấu hiệu đi ngoài ra phân đen cũng có thể ngầm cảnh báo nguy cơ bị viêm loét dạ dày. Theo thời gian, tình trạng bệnh này kéo dài có thể chuyển hóa thành ung thư dạ dày.
Nếu thấy việc đi đại tiện diễn ra bất thường kèm theo nhiều biểu hiện lạ như phân đen, tiêu chảy, chảy máu,... thì mọi người nên thăm khám dạ dày ngay, nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác (Ảnh: Internet)
Việc quan sát đặc điểm của phân luôn được xem là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá sức khỏe của mỗi người, và đến hiện tại vẫn được áp dụng trong y học. Thông thường, đại tiện ra phân đen có thể là do rối loạn tiêu hóa hoặc do tác dụng phụ của thuốc,… Đôi khi cũng là do ăn quá nhiều thịt, tiết động vật, gan, rau muống,... thì mọi người cũng có thể gặp hiện tượng đi ngoài phân đen. Nhưng tình trạng này chỉ là nhất thời và có thể điều chỉnh chứ không kéo dài và gây khó chịu.
Tuy nhiên, nếu mọi người gặp tình trạng đi ngoài phân đen trong thời gian dài thì khả năng cao đã mắc một bệnh lý hay gặp tình trạng nghiêm trọng, cụ thể là xuất huyết đường tiêu hóa, viêm loét hoặc ung thư dạ dày. Bệnh nhân mắc ung thư dạ dày thời kỳ đầu sẽ có triệu chứng đi đại tiện có màu đen không rõ cơ chế, dần dần thì có đi kèm phân hơi lỏng, mùi hôi khó chịu. Khác biệt của phân đen do ung thư dạ dày so với các bệnh khác hoặc do thực phẩm là thường đi kèm triệu chứng mất máu như chóng mặt, suy nhược, khát nước, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, sắc mặt nhợt nhạt, thậm chí ngất xỉu.
Tình trạng này vốn là dấu hiệu thường thấy của các bệnh lý dạ dày, thông thường là viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày. Nguyên nhân có thể là do axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, từ đó khiến cơ thể có cảm giác khó tiêu, đầy hơi.
Tuy nhiên, chướng bụng - khó tiêu cũng có thể là dấu hiệu ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày nếu có đi kèm với biểu hiện chán ăn, buồn nôn nhẹ và nôn, ăn uống kém ngon miệng, mệt mỏi.
Nếu mọi người thường xuyên có cảm giác chướng bụng - khó tiêu sau bữa ăn thì nên chủ động tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt (Ảnh: Internet)
Thông thường, chúng ta sẽ có cảm giác đau bụng nếu gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Đó là do vì sao, cơn đau bụng do ung thư rất dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua. Nhưng nếu điều này lặp lại thường xuyên, ngay cả khi đã ăn uống lành mạnh, đã uống thuốc tiêu hóa nhưng không khỏi thì nên nhanh chóng đi tầm soát ung thư.
Y học chỉ ra rằng cảm giác đau ở vùng bụng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất và cũng thường xuyên bị bỏ qua nhất của các bệnh ung thư. Với ung thư dạ dày, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau ở vùng bụng giữa, phía trên rốn. Cơn đau này không quặn thắt mà thường đau âm ỉ liên tục nhiều ngày, đi kèm là triệu chứng đầy hơi hoặc khó tiêu.
Đương nhiên thì xì hơi sẽ có mùi hôi với nhiều mức độ khó chịu khác nhau, đây là tình trạng chung khó tránh khỏi. Tuy nhiên, so với việc mọi người xì hơi do đầy hơi khi ăn uống, nó sẽ khác mùi xì hơi khi bị mắc ung thư dạ dày.
Cụ thể là khi bị bệnh ung thư dạ dày, người bệnh sẽ xì hơi rất nhiều bởi hệ tiêu hóa đang suy giảm các chức năng, dẫn đến tình trạng đầy hơi nghiêm trọng và người bệnh cần xì hơi để giảm bớt lượng khí đang tích tụ trong cơ thể. Và mùi xì hơi ở người mắc ung thư dạ dày không chỉ hôi mà còn tanh. Mùi tanh này giống như tôm, cá, hải sản bị ôi thiu nên rất khó chịu. Ở người khỏe mạnh sẽ không gặp tình trạng này ngay cả khi có ăn tôm, cá sống.
Theo các chuyên gia, khi bị ung thư dạ dày, máu tích tụ trong đường tiêu hóa bị phá vỡ bởi axit dạ dày và hệ vi khuẩn đường ruột, nó có thể bị thải ra ngoài thành phân đen cùng với xì hơi có mùi tanh. Vì vậy, nếu xì hơi có mùi tanh, khả năng cao là bạn bị chảy máu đường tiêu hóa, tồi tệ hơn là có liên quan tới khối u ác tính.
Do máu tích tụ trong đường tiêu hóa của bệnh nhân, sau khi bị axit dạ dày và vi khuẩn đường ruột phân hủy, phân bài tiết ra ngoài sẽ khác, xì hơi cũng sẽ có mùi tanh. Hơn nữa, khi có khối u ác tính trong đường tiêu hóa, do mô ung thư bị bào mòn, bong tróc, chảy máu cộng với sự phân hủy, lên men của vi khuẩn nên xì hơi cũng có mùi tanh.
Khi khối u ngày càng phát triển, có thể gây viêm nhiễm, áp xe, chảy máu nên mùi xì hơi cũng hôi tanh hơn. Triệu chứng này sẽ đi kèm với đầy hơi, chán ăn, sụt cân (Ảnh: Internet)
Trên đây là 3 dấu hiệu sau khi ăn cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Nếu nhận thấy mình thường xuyên mắc phải những tình trạng này, cần thăm khám ngay để phòng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, nếu muốn dạ dày luôn khỏe mạnh thì mọi người nên xây dựng một lối sống lành mạnh hơn. Đặc biệt là hãy từ bỏ ngay những thói quen xấu - vì nó không chỉ gây ảnh hưởng cho dạ dày mà là còn là các cơ quan khác trong cơ thể nữa.
Xem thêm: 6 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin