Hợp tác quảng cáo

5 tình trạng cảnh báo tổn thương tiền ung thư, mọi người cần nắm rõ để thoát khỏi “tử thần”

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, ung thư tiến triển âm thầm từ những vấn đề sức khỏe mà ta thường không chú ý, đến khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng, dẫn tới tỷ lệ tử vong cao.

Nhưng trước khi bệnh khởi phát, cơ thể sẽ cảnh báo dấu hiệu “tổn thương tiền ung thư” bằng các vấn đề sức khỏe, thường thấy nhất là 5 tình trạng sau đây, ai đang mắc cần phải chú ý để ngăn chặn bệnh kịp thời.

Tổn thương tiền ung thư được hiểu là khi cơ thể xuất hiện các tổn thương lành tính không xâm lấn - nhưng bên trong thương tổn đó lại ẩn chứa các mầm mống tiềm tàng, có khả năng phát triển thành ung thư. Theo đó, bệnh ung thư thường sẽ khởi phát sau khi cơ thể trải qua 3 giai đoạn, bao gồm:

Giai đoạn 1: Các tế bào bình thường bị tấn công bởi các yếu tố nguy cơ (bệnh tật, vi khuẩn, đột biến gen,... )

Giai đoạn 2: Xuất hiện các tổn thương tiền ung thư

Giai đoạn 3:  Hình thành khối u xâm nhập khắp cơ thể, diễn tiến thành ung thư

Từ những giai đoạn trên cho thấy, tổn thương tiền ung thư vẫn được xem là giai đoạn “vàng” để kịp thời ngăn chặn sự hình thành khối u trong cơ thể. Mặc dù ở giai đoạn này - các dấu hiệu cảnh báo còn rất mơ hồ, nhưng dưới áp lực rằng ai cũng có thể mắc bệnh, mong rằng mọi người sẽ không chủ quan với bất kỳ sự bất thường nào xuất hiện trên cơ thể, hoặc không tỏ ra lơ là trong việc kiểm soát các bệnh mà bản thân đang mắc phải. 

Nếu nhận thấy có những dấu hiệu lạ hoặc triệu chứng bệnh xảy ra liên tục dù đã uống thuốc đầy đủ, mọi người nên thăm khám ngay để kiểm tra nguyên nhân vì sao. Chỉ cần chúng ta phát hiện và điều trị sớm là có thể tránh được nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đặc biệt, nhóm người nào đang mắc phải 1 trong 5 tình trạng sức khỏe sau đây thì càng phải chú ý nhiều hơn.

5 tình trạng sức khỏe cảnh báo dấu hiệu “tổn thương tiền ung thư”

1. Viêm loét dạ dày

Dựa vào báo cáo số liệu của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, nước ta đang có hơn 26% dân số (tương đương hơn 25 triệu người) mắc phải tình trạng viêm loét dạ dày. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, tình trạng viêm loét dạ dày nếu không được điều trị hoặc kiểm soát tốt sẽ dẫn tới viêm dạ dày mãn tính. Đây được xem là điều kiện lý tưởng để các khối u xâm lấn và phát triển, từ đó tạo tiền đề cho căn bệnh ung thư dạ dày khởi phát. 

Theo đó, viêm loét dạ dày thường là do vi khuẩn HP gây ra. Khi chúng tấn công dạ dày sẽ tạo thành các vết loét hở, khiến cho các hại khuẩn có trong đường ruột dễ dàng xâm nhập, gây nhiễm trùng. Với những ai khi bị viêm loét dạ dày mạn tính, các vết loét hở này sẽ liên tục lan rộng và làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, dẫn tới dị sản (giai đoạn tiếp theo của hiện tượng teo dạ dày, tức là sắp chuyển mình thành ung thư). Đây được xem là các thay đổi tiền ung thư trong tế bào và sẽ dẫn đến ung thư nếu bệnh không được kiểm soát chặt chẽ.

5 tinh trang canh bao ton thuong tien ung thu, moi nguoi can nam ro de thoat khoi “tu than”

Viêm dạ dày mãn tính thường gây khó chịu ở bụng, đầy hơi, đau dạ dày liên tục và kém ăn. Nếu thấy mình có đủ các triệu chứng trên, mọi người cần đến các cơ sở y tế làm kiểm tra ngay, để được hướng dẫn về lối sinh hoạt cũng như cách sử dụng thuốc nhằm kiểm soát bệnh hiệu quả (Ảnh: Internet)

2. Gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ thường xuất phát từ thói quen lạm dụng rượu bia của nhiều người, ngoài ra sẽ có những yếu tố gây bệnh khác là: béo phì, mỡ máu cao, tiểu đường, gen di truyền, tác dụng phụ của một số loại thuốc. 

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thực hiện chức năng của gan, đặc biệt là chức năng giải độc. Theo thời gian, không chỉ gan mà toàn bộ cơ thể sẽ bị độc tố xâm nhập, các tế bào trong cơ thể cũng vì thế mà tổn thương và hư hại. Từ đây, sự sản sinh và nhân rộng của các tế bào hỏng sẽ thay thế các tế bào bình thường, liên kết tạo thành khối u và xâm lấn toàn bộ cơ quan trong cơ thể, khởi phát nên các căn bệnh ung thư - một trong số đó là ung thư gan (bệnh ung thư dễ mắc nhất và có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 trên thế giới).

Nếu ung thư gan do gan nhiễm mỡ gây ra được phát hiện sớm, thì vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, ung thư gan chỉ có thể nhờ vào các biện pháp giảm nhẹ triệu chứng chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn và tiên lượng sống cũng sẽ không cao.

3. Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng khá phổ biến ở các bạn nữ, thường xảy ra do chế độ ăn uống, tâm trạng, thể trạng,… không ổn định, gây ảnh hưởng đến chu kỳ và thời gian hành kinh. Hiện tượng này không khó để điều trị, chỉ cần thay đổi lại tâm trạng và lối sinh hoạt khoa học lành mạnh hơn thì mọi thứ lại sẽ diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã làm đủ cách nhưng hiện tượng rối loạn kinh nguyệt này vẫn không được giải quyết, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của tổn thương tiền ung thư cổ tử cung. Vào lúc này, điều mà chị em cần làm là đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và kịp thời chữa trị. Vì ung thư cổ tử cung khi mới khởi phát sẽ không có nhiều dấu hiệu cảnh báo, nếu có xuất hiện triệu chứng tại âm đạo hoặc cổ tử cung thì đã ở giai đoạn giữa và cuối, nguy cơ tử vong sẽ tăng cao hơn.

4. Tăng sản nang vú

Tăng sản nang vú là một cơ chế của bệnh có liên quan đến việc tiết quá nhiều estrogen. Phụ nữ khi mắc phải sẽ thường thấy ngực căng cứng, đau nhức dù đã cố gắng massage làm dịu. Đặc biệt, với nhóm phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, khả năng tiết estrogen của cơ thể không ổn định, khi tiết quá nhiều estrogen sẽ gây ra chứng phì đại tuyến vú. Và với sự gia tăng về số lượng và mức độ tăng sản, nguy cơ ung thư vú cũng tăng theo.

Nếu cảm nhận có khối u bên trong vú - kèm theo dấu hiệu đau âm ỉ, thì tốt nhất - các chị em nên thăm khám sớm để xác định rõ nguyên nhân.

5 tinh trang canh bao ton thuong tien ung thu, moi nguoi can nam ro de thoat khoi “tu than”

Tăng sản nang vú liên có quan mật thiết đến cân nặng, lối sinh hoạt và cảm xúc của phụ nữ. Vì thế, các chị em nên tuân thủ lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, duy trì cân nặng vừa phải, tránh lo âu và không nên mặc áo ngực quá lâu để giữ gìn sức khỏe bầu ngực (Ảnh: Internet)

5. Đau nhức bàn chân dữ dội 

Đau nhức bàn chân vốn là một tình trạng xương khớp thường gặp, thường diễn ra nhiều ở người trung niên và cao tuổi do lão hoá xương khớp. Ngoài ra, nhóm người mắc bệnh phong thấp cũng sẽ gặp phải vấn đề này.

Nhưng dấu hiệu và tần suất của cơn đau bàn chân nếu do bệnh xương khớp gây ra thường rất đặc trưng. Nó không đau dữ dội và thường có sự ngắt quãng, sẽ dịu dần nếu được dán hoặc uống thuốc đặc trị. Còn nếu cơn đau diễn ra bất chợt, không lý do và đau dữ dội, liên tục thì mọi người cần cảnh giác với bệnh ung thư xương hoặc ung thư phổi. Do có thể các khối u đang bắt đầu hình thành và xâm lấn vào xương, hoặc chèn ép các mạch máu tại bàn chân. Vị trí của cơn đau do ung thư tương đối cố định, và nó có thể mở rộng theo sự phát triển của bệnh, ngay cả các loại thuốc cũng không thể làm giảm cơn đau. Nhưng ở giai đoạn tiền ung thư, cơn đau không sâu nên dễ bị bỏ qua nên cần phải xác định kỹ càng.

5 tinh trang canh bao ton thuong tien ung thu, moi nguoi can nam ro de thoat khoi “tu than”

Đôi chân là bộ phận nâng đỡ cơ thể, mỗi một vấn đề sức khỏe liên quan đến chân đều gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vì thế, dù cho là bệnh gì đi chăng nữa, một khi xuất hiện dấu hiệu đau nhức ở cơ quan này thì hãy thăm khám ngay (Ảnh: Internet)

Trên đây là 5 tình trạng sức khỏe có thể cảnh báo cho chúng ta biết về dấu hiệu của tổn thương tiền ung thư. Việc tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo, cũng như khái niệm tiền ung thư là gì là cách giúp ta có thêm thông tin và biện pháp bảo vệ mình trước căn bệnh nguy hiểm này. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích cho mọi người.

5 tinh trang canh bao ton thuong tien ung thu, moi nguoi can nam ro de thoat khoi “tu than”

Mọi người cũng hãy nhớ xây dựng lối sống lành mạnh, dinh dưỡng cân bằng để hạn chế mọi nguy cơ hình thành bệnh tật, giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe (Ảnh: Internet) 

Xem thêm: Những người đi đại tiện vào 4 thời điểm này mỗi ngày thể hiện sức khỏe tốt

 Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo