Hợp tác quảng cáo

5 tư thế ngồi sai cách khiến xương khớp "chịu khổ", dân văn phòng thường mắc nhiều nhất

Việt Nam hiện đang có tỷ lệ mắc bệnh xương khớp rất cao và vẫn tiếp tục tăng cao trong những năm gần đây. Vốn dĩ, loại bệnh lý này chỉ phổ biến ở nhóm người cao tuổi, nhưng hiện tại lại đang gia tăng nhanh ở cả những người trẻ. Nguyên nhân bắt nguồn bởi thói quen ngồi sai tư thế của nhiều người, nhất là với dân văn phòng.

Ai cũng có thể mắc phải bệnh xương khớp nếu không biết cách bảo vệ. Nhưng so với trước kia - bệnh chỉ thường phổ biến ở nhóm người lớn tuổi do cơ thể và hệ xương khớp lão hoá, thì bây giờ - bệnh xuất hiện ở cả những người trẻ, đặc biệt là lứa học sinh cũng như dân văn phòng vì thói quen ngồi sai tư thế.

Các chuyên gia khoa thần kinh cột sống cho biết, thực trạng người trẻ bị bệnh xương khớp, hoặc thoái hoá cột sống tăng cao như hiện nay là rất đáng báo động. Việc ngồi sai tư thế ngồi sai tư thế không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, thẩm mỹ, mà còn tác động đến cấu trúc xương, tăng áp lực cho khớp.

5 tu the ngoi sai cach khien xuong khop

Ngồi sai tư thế có thể khiến chúng ta dễ mắc các bệnh xương khớp phổ biến như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, lão hóa xương,... (Ảnh: Internet)

Trong đó, 5 tư thế ngồi gây hại đến xương khớp nhất mà nhiều người thường mắc phải bao gồm:

1. Ngồi xổm

Ngồi xổm cũng là một tư thế ngồi quen thuộc của người Việt chúng ta và nó cũng được đánh giá là một tư thế ngồi không tốt. Đây là tư thế có thể tạo áp lực lên khớp gối, gây ra cảm giác đau nhức khi ngồi lâu, thậm chí làm tăng nguy cơ viêm khớp gối.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, gánh nặng ở phần sụn chêm khớp gối sẽ bằng 0 khi nằm, gấp 1 - 2 lần khi đứng lên, gấp 4 lần khi chạy và gấp 8 lần khi ngồi xổm.

2. Ngồi vắt chéo chân

Đây được xem là một tư thế ngồi phổ biến, nhất là với các chị em phụ nữ vì nó thể hiện sự lịch sự và kín đáo, tuy nhiên, nó lại được xem là một “khắc tinh” đối với hệ xương khớp của chúng ta. Cụ thể, khi ngồi vắt chéo chân, xương bánh chè sẽ cọ xát với các xương khác, gây đau vùng trước khớp gối. Đối với những người đã bị đau khớp gối, ngồi vắt chéo chân sẽ khiến cho các sụn thoái hóa bị đè và xoắn, làm bệnh nặng thêm.

Ngoài ra, tư thế ngồi này cũng sẽ khiến máu ở chân bị đình trệ, làm mắt cá chân và chân bị phù nề cũng như làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, cản trở quá trình lưu thông máu, gây suy giãn tĩnh mạch, sưng đau ở chân.

\ 5 tu the ngoi sai cach khien xuong khop

Mọi người, đặc biệt là nữ giới nếu không muốn lão hoá xương khớp sớm thì hãy nên thay đổi thói quen ngồi vắt chéo chân càng sớm càng tốt (Ảnh: Internet)

3. Ngồi cúi đầu

Việc chúng ta ngồi cúi đầu để nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại quá lâu sẽ làm tăng áp lực và gánh nặng lên phần cổ, góp phần thúc đẩy hiện tượng thoái hoá đốt sống cổ diễn ra nhanh hơn.

Cụ thể, ngồi cúi đầu hơn 20 phút bạn sẽ cảm thấy phần cổ nặng, co cứng và đau, đây là lúc cơ thể cảnh báo tín hiệu phần cổ đang chịu áp lực lớn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi cúi đầu về trước một góc 15 độ, đốt sống cổ phải chịu áp lực đến 12kg, góc 30 độ là 18kg và với góc 60 độ, áp lực lên đến 22kg.

5 tu the ngoi sai cach khien xuong khop

Sau một khoảng thời gian ngồi làm việc hoặc lướt điện thoại, bạn nên đứng dậy đi lại, tập xoay cổ để giảm bớt sự co cứng trên phần đốt sống cổ, tránh gây đau nhức kéo dài (Ảnh: Internet)

4. Ngồi ngửa cổ

Không chỉ ngồi cúi đầu về phía trước mới gây hại cho xương khớp, ngồi ngửa cổ lên cao cũng sẽ khiến hệ khung xương của chúng ta chịu áp lực nặng nề. Chúng ta sẽ có xu hướng ngồi ngửa cổ, đưa cằm ra phía trước khi vị trí ngồi quá thấp so với tầm nhìn. Ngồi với tư thế này trong thời gian dài sẽ khiến các dây thần kinh ở cổ bị chèn ép, cản trở tuần hoàn máu gây mỏi cổ và làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.

5. Gục đầu trên bàn

Tư thế gục đầu trên bàn thường diễn ra phổ biến ở các nhân viên văn phòng khi nghỉ ngơi. Việc gục trên bàn như thế sẽ khiến đầu ngoẹo sang một bên, làm mất cân bằng cơ 2 bên vai và cổ (một bên co lại, một bên giãn ra), khiến cơ sau cổ mệt mỏi quá độ, dồn hết trọng lực lên xương đốt sống cổ, lâu dài gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Bên cạnh đó, thường xuyên ngủ gục trên bàn sẽ khiến phần thân trên bị chèn ép, dẫn tới cong cột sống, làm xuất hiện triệu chứng tổn thương cơ thắt lưng.

Do đó, để giảm tối đa tổn thương xương khớp có thể xảy ra, mỗi người cần điều chỉnh lại tư thế ngồi càng sớm càng tốt. Sau mỗi 30 phút ngồi làm việc, cần đứng dậy đi lại, vươn vai để thư giãn xương khớp. Bên cạnh đó, xây dựng, duy trì một lối sống lành mạnh như: ăn uống đủ chất, nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tránh các chất có hại cho sức khỏe, ngủ đủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày, mỗi ngày dành ra 30 phút tập luyện thể thao,... sẽ giúp hệ xương khớp thêm chắc khỏe.

Xem thêm: Cảnh báo 7 biến chứng nguy hiểm của việc vệ sinh răng miệng sai cách

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

 

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo