Hợp tác quảng cáo

5 việc nên làm để bảo vệ hệ miễn dịch trong cơ thể, hạn chế nguy cơ bệnh tật

Hệ miễn dịch cũng giống như chiếc “áo giáp” trong cơ thể, chịu trách nhiệm tìm và tiêu diệt các tác nhân gây hại, từ đó ngăn ngừa bệnh tật. Vì có chức năng quan trọng như vậy, các chuyên gia sức khỏe yêu cầu mọi người nên làm 5 việc này để giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh.

Theo y văn cho biết, hệ miễn dịch là một hệ thống rộng lớn bao gồm các tế bào bạch cầu (được chia thành các tế bào lympho và đại thực bào) trải dọc theo khắp cơ thể, và bao bọc xung quanh các lớp mô hay các cơ quan có trong cơ thể. 

Vai trò chính của hệ miễn dịch đó là chống lại các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường xung quanh như các loại virus, vi khuẩn, các loại nấm hay ký sinh trùng. Chính vì vậy, nếu cơ thể không có hệ miễn dịch hoặc có hệ miễn dịch đã bị suy yếu thì rất dễ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Thực tế thì hệ miễn dịch không phải lúc nào cũng có sẵn trong cơ thể, cũng như cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch ở mỗi người cũng sẽ có sự khác nhau. Theo đó, hệ miễn dịch có thể được chia thành 3 dạng chính là:

- Hệ miễn dịch bẩm sinh đã có: được hình thành trong cơ thể con người trước cả khi sinh ra và có thể phát triển và nhân lên bội phần khi cơ thể được phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Hệ miễn dịch bẩm sinh chiếm tỉ lệ rất lớn trong cơ thể mỗi người. Làn da của chúng ta và các chất dịch nhầy có trong ruột hay cổ họng đều được xem là nằm trong nhóm hệ miễn dịch bẩm sinh, hay tuyến phòng thủ chống bệnh trong và ngoài đầu tiên của con người.

- Hệ miễn dịch thích ứng hay hệ miễn dịch thích nghi: là loại hệ miễn dịch có khả năng tự sinh khi cơ thể vô tình gặp phải các mầm bệnh, hoặc được kích hoạt để thích nghi với các loại vaccine được đưa vào cơ thể mà “tuyến phòng thủ chống bệnh đầu tiên” không thể giải quyết được.

- Hệ miễn dịch thụ động hay hệ miễn dịch vay mượn: loại hệ miễn dịch này thực chất không có sẵn trong cơ thể chúng ta (như hệ miễn dịch bẩm sinh) hoặc cơ thể tự sản sinh ra (như hệ miễn dịch thích nghi) mà chúng được chuyển vào cơ thể bằng các cách khác nhau. Thường thấy nhất là ở thai nhi và trẻ dưới 12 tháng, được truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai và sữa mẹ nhằm giúp cơ thể non nớt của trẻ có khả năng chống lại một số mầm bệnh mà cơ thể mẹ có thể chống lại. 

5 viec nen lam de bao ve he mien dich trong co the, han che nguy co benh tat

Trường hợp tiêm phòng cũng được xem là bổ sung hệ miễn dịch thụ động. Tuy nhiên, hệ miễn dịch thụ động có thể sẽ mất dần đi chứ không thể tồn tại mãi trong cơ thể người được nhận (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia sức khỏe khẳng định, muốn có đủ sức để chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh, mọi người phải có một sức khỏe vững chắc, đặc biệt hệ thống miễn dịch - đề kháng trong cơ thể phải hoạt động mạnh mẽ. Bởi nó chính là “khiên chắn” mà cũng là “vũ khi” của con người, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn/ virus từ bên ngoài đi vào cơ thể, đồng thời tiêu diệt sự hoành hành của các tác nhân gây bệnh ở bên trong. 

5 viec nen lam de bao ve he mien dich trong co the, han che nguy co benh tat

Nếu hệ miễn dịch trong cơ thể suy yếu, không chỉ khiến mọi người dễ mắc bệnh mà khi mắc bệnh thì các triệu chứng cũng tăng nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng (Ảnh: Internet)

5 điều mọi người nên làm để nâng cao miễn dịch 

1. Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Việc đảm bảo cơ thể luôn sạch sẽ là yếu tố hàng đầu giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Chuyên gia y tế khuyến nghị chúng ta nên tắm nước nóng mỗi ngày một lần - vừa tránh bị nhiễm lạnh vừa giúp loại bỏ bụi bẩn bám trên cơ thể. 

2. Duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng một chế độ dinh dưỡng cân bằng

Theo các chuyên gia sức khỏe, duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là “chìa khóa” giúp cho hệ thống miễn dịch được ổn định, tránh xa mọi bệnh tật.

Vì thế, mọi người nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo các bữa ăn hàng ngày phải có đủ 4 nhóm thực phẩm, gồm: tinh bột (cơm, bánh mì, nui, cháo,...), chất đạm (thịt đỏ, hải sản, trứng, gan, các loại đậu,...), chất béo (bơ, các loại cá béo, dầu thực vật,...), vitamin và khoáng chất thiết yếu (trái cây, rau củ, sữa và các chế phẩm từ sữa,...) để giúp cân bằng dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe. 

5 viec nen lam de bao ve he mien dich trong co the, han che nguy co benh tat

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu mọi người muốn tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả thì nên bổ sung nhiều hơn nhóm rau củ quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa - thường được tìm thấy nhiều trong các loại rau lá xanh như rau cải, súp lơ xanh, cần tây,... Hoặc các loại quả thuộc họ “berry”, có màu đỏ, xanh hoặc tím như quả anh đào, dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất và quả mâm xôi đen,… (Ảnh: Internet)

3. Thường xuyên vận động

Mọi người nên tích cực tham gia các loại hình vận động để nâng cao thể chất, thông qua việc bơi lội, đạp xe, chạy bộ,... để thúc đẩy trao đổi chất, tuần hoàn máu và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó có đủ sức để chống chọi lại bệnh tật.

4. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc và sâu là điều rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Nó đặc biệt quan trọng đối với việc trẻ hóa hệ thống miễn dịch. 

Cơ thể trải qua nhiều quá trình trong khi ngủ sâu để tăng cường và trẻ hóa hệ thống miễn dịch. Chu kỳ ngủ sâu bắt đầu khoảng một giờ sau khi một người chìm vào giấc ngủ, và giai đoạn ngủ này là khi cơ thể được thư giãn nhất, nhịp thở và nhịp tim ở mức chậm nhất.

Thật kỳ lạ, trong khi hầu hết các quá trình trong cơ thể diễn ra chậm nhất trong khi ngủ sâu, các chức năng của hệ thống miễn dịch lại tăng tốc. Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ phát hiện ra rằng mức độ sâu nhất của giấc ngủ tương ứng với sự gia tăng sản xuất các tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. 

Trong các giai đoạn khác của giấc ngủ, não sẽ củng cố và lưu trữ những ký ức từ ngày hôm trước. Trong giai đoạn ngủ sâu, trí nhớ của hệ thống miễn dịch trải qua các quá trình tương tự.

Một lý do đáng ngờ cho quan sát này là sự thư giãn của các cơ và thở chậm lại giúp giải phóng năng lượng của cơ thể cho các phản ứng và chức năng miễn dịch. Ngoài ra, trong khi ngủ, cơ thể sản sinh ra nhiều hormone melatonin, giúp chống lại chứng viêm. Các nghiên cứu khác cho thấy giấc ngủ sâu thậm chí có thể củng cố hiệu quả của vaccine và giảm các phản ứng dị ứng.

5. Giảm căng thẳng

Căng thẳng có thể là thể chất hoặc tâm lý, và cả hai loại căng thẳng đều gây hại cho hệ thống miễn dịch và phản ứng của nó đối với nhiễm trùng nếu căng thẳng kéo dài. Bộ não và hệ thần kinh có mối quan hệ tương tác phức tạp với chức năng miễn dịch.

Nhiều nghiên cứu về psychoneuroimmunology xác nhận rằng căng thẳng thể chất hoặc tâm lý liên tục dẫn đến phá vỡ phản ứng miễn dịch, làm cho việc giảm căng thẳng và thư giãn trở thành một thành phần quan trọng của một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo