Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vốn rất nhạy cảm và còn yếu nên cần được bảo vệ và chọn lọc thực phẩm cho trẻ ăn hàng ngày. Càng ngày trẻ em càng có xu hướng tiêu thụ thức ăn có chứa lượng đường cao dễ gây béo phì.
Khi trẻ ăn thực phẩm có chứa đường quá nhiều, khiến vị giác của trẻ giảm độ nhạy cảm và không còn hứng thú với những loại gia vị khác.
Ngoài ra còn có các loại thực phẩm mà trẻ em không nên ăn vì các đặc điểm sinh lý của cơ thể.
Theo Brightside, trẻ nhỏ nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và có một số loại thực phẩm sau cần tránh:
Nước ép luôn hấp dẫn trẻ em ở mọi lứa tuổi, bởi phụ huynh thường cho trẻ uống nước ép vào bữa sáng và các bữa ăn trong ngày. Nhưng uống nước ép đóng chai quá nhiều lại không hề tốt một chút nào.
Theo khảo sát, một ly nước ép có chứa 5-6 muỗng cà phê đường. Đường hòa tan ngay lập tức được hấp thụ vào máu làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của carbohydrate.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây đóng chai. Do chất xơ trong trái cây được bảo toàn hơn trong nước ép đóng chai. Hoặc thay vì trái cây tươi, hãy uống nước ép tươi tự làm.
2. Sữa chua
Để chọn một loại sữa chua bảo đảm cho sức khỏe trẻ nhỏ, bạn cần phải đọc kỹ các thành phần trên vỏ hộp.
Hãy ghi nhớ rằng, không nên mua các sản phẩm sữa chua không được cất giữ trong tủ lạnh, hay bảo quản không tốt. Thứ hai, mua sữa chua tự nhiên, sữa chua không đường thay vì sữa chua quá ngọt.
Các loại sữa chua có trái cây chứa nhiều đường, chất béo và calo hơn khiến trẻ bị béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
3. Ngũ cốc
Ngũ cốc ăn sáng (museli) hay bánh bột ngô nướng (cornflakes) và các loại thực phẩm tương tự khác trông rất lành mạnh được quảng cáo rằng có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất.
Nhưng thực tế, những thực phẩm này không hề lành mạnh như bạn nghĩ. Một vài loại ngũ cốc dành cho trẻ nhỏ thường chứa rất nhiều đường và điều đặc biệt là tất cả các yếu tố dinh dưỡng lành mạnh của ngô, lúa mì và yến mạch đều bị loại bỏ trong quá trình sản xuất và chỉ còn lại carbohydrate.
Thực phẩm này cũng không giúp trẻ no lâu, chỉ sau vài giờ trẻ sẽ lại đói. Một thay thế tốt đó là bột yến mạch. Bạn có thể thêm trái cây và các loại hạt để trẻ dễ ăn hơn vì bột yến mạch khá nhạt.
4. Mật ong
Trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn mật ong, bởi cơ thể trẻ lúc này sẽ bị dị ứng.
Nguyên nhân là do mật ong có chứa vi khuẩn có thể dẫn tới một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng đó là ngộ độc Botulism.
Ngộ độc Botulism gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Clostridium botulinum. Những triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc Botuslism: Táo bón, tiếng khóc nghe yếu ớt, mất biểu hiện trên khuôn mặt, toàn thân trở nên yếu ớt.
Do vậy, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi ăn mật ong để tránh bị ngộ độc nguy hiểm.
5. Nho khiến trẻ dễ bị hóc
Nho chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ. Nhưng có một lý do tại sao trẻ em không nên ăn: chúng to và trơn rất dễ hóc, có thể khiến trẻ bị nghẹt thở nếu bố mẹ để trẻ tự ăn nho một mình. Nếu bạn muốn trẻ ăn nho hãy bỏ hột và cắt đôi hoặc cắt nhỏ để trẻ không bị hóc.
Tuy nhiên, nho lại không tốt cho đường tiêu hóa của trẻ nhỏ, nên hạn chế ăn.
Chuối sẽ là một một sự thay thế tuyệt vời cho trẻ em dưới 2 tuổi, rất an toàn và lành mạnh. Nên thái nhỏ và cho trẻ nhỏ ăn bằng thìa.
6. Vitamin viên uống tổng hợp
Vitamin viên uống vẫn là một chủ đề khá gây tranh cãi.
Vấn đề là, cha mẹ thường dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của họ thay vì nhờ tới sự tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia. Vitamin viên uống chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ kê đơn.
Trẻ em nên bổ sung các vitamin cần thiết từ thực phẩm tươi sạch, không cần phải cho trẻ uống bất kỳ chất bổ sung nào nếu không có đề nghị của bác sĩ.
Để trẻ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, các phụ huynh hãy ghi nhớ những điều trên, đặc biệt là giảm đường, đồ ngọt trong khẩu phần ăn uống của trẻ, chú ý tránh xa tới những đồ ăn có thể khiến trẻ bị ngộ độc, dị ứng.
Thu Hương
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình