Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự cân bằng của cơ thể người phụ nữ. Khi tình trạng rối loạn nội tiết tố xảy ra, nó có thể dẫn đến các ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Dưới đây là 7 dấu hiệu phổ biến mà chị em cần đặc biệt lưu ý.
Tình trạng rối loạn nội tiết xảy ra khi lượng estrogen* tăng quá cao hoặc giảm nghiêm trọng trong cơ thể. Thông thường, tình trạng suy giảm estrogen là phổ biến nhất - được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều thay đổi tiêu cực đến sức khoẻ thể chất - sinh lý và nhan sắc của phái nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do lão hoá - khiến các chức năng của buồng trứng suy giảm, ngưng sản xuất estrogen.
Tình trạng này thường xảy ra phần lớn ở đối tượng nữ bước vào tuổi 35, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, hiện tượng rối loạn nội tiết cũng có thể xuất hiện ở cả những người trẻ, đặc biệt là đối tượng có thói quen và lối sinh hoạt không lành mạnh. Nếu phát hiện bản thân đang có 7 biểu hiện này, thì hãy thay đổi lại lối sống khoa học hơn vì rất có thể tình trạng rối loạn nội tiết đang diễn ra với bạn.
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của rối loạn nội tiết tố là sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ không đều, kinh nguyệt kéo dài, lượng máu ra quá ít hoặc quá nhiều đều có thể là dấu hiệu cho thấy hormone trong cơ thể đang bị mất cân bằng.
Đặc biệt, sự giảm sút estrogen hoặc tăng đột ngột testosterone thường là nguyên nhân dẫn đến những bất thường này. Nếu gặp tình trạng này, chị em nên thăm khám sớm để được kiểm tra hormone và điều trị kịp thời.
Khi hormone androgen (hormone nam) tăng cao, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá.
Nếu mụn xuất hiện nhiều ở khu vực cằm, quai hàm và kéo dài không dứt, đây có thể là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố (Ảnh: Internet)
Việc chăm sóc da kết hợp điều chỉnh hormone sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
Sự mất cân bằng hormone, đặc biệt là insulin và cortisol, có thể làm cơ thể tích trữ mỡ thừa ở vùng bụng hoặc giảm cân một cách bất thường. Hormone tuyến giáp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tốc độ trao đổi chất, nên khi tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) hoặc quá mức (cường giáp), trọng lượng cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu bạn thấy tóc rụng nhiều hơn bình thường, tóc thưa mỏng, đặc biệt ở vùng đỉnh đầu, rất có thể đó là hậu quả của sự gia tăng testosterone hoặc mất cân bằng estrogen.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn là tín hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe sâu xa cần được kiểm tra.
Mất cân bằng hormone như progesterone và melatonin có thể khiến bạn khó vào giấc hoặc giấc ngủ không sâu. Ngoài ra, hormone cortisol - vốn liên quan đến căng thẳng - nếu tăng cao vào buổi tối sẽ gây cảm giác tỉnh táo, lo âu, làm giấc ngủ bị gián đoạn.
Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến mệt mỏi và suy giảm năng lượng trong ngày (Ảnh: Internet)
Hormone estrogen và progesterone có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tâm trạng. Khi nội tiết tố mất cân bằng, chị em thường dễ rơi vào trạng thái cáu gắt, lo âu hoặc thậm chí trầm cảm.
Những cảm xúc tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động đến các mối quan hệ xung quanh.
Rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là suy giảm estrogen, có thể khiến chị em gặp tình trạng khô âm đạo, đau rát khi quan hệ và giảm ham muốn tình dục. Đây không chỉ là vấn đề sinh lý mà còn tác động lớn đến đời sống vợ chồng, do đó cần được quan tâm và cải thiện sớm.
Rối loạn nội tiết tố là vấn đề phổ biến nhưng có thể được điều chỉnh nếu phát hiện và can thiệp kịp thời. Việc duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống cân bằng, tập luyện đều đặn, và kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ hệ thống nội tiết của cơ thể. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, đừng ngần ngại tìm đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.
Xem thêm: 3 loại trứng này khiến lượng đường máu dao động đáng kể, người bệnh tiểu đường nên hạn chế
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin