Đột quỵ được xem là một trong những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nhất đối với con người, vì nó có thể gây tử vong khi không được cứu chữa kịp thời. Do đó, để sức khỏe và cả tính mạng của mình không bị đe dọa, mọi người cần chủ động phòng ngừa bằng cách thực hiện 7 thói quen này sau đây - đặc biệt là với những ai đang mắc các bệnh mãn tính.
Theo y văn, đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, thói quen sống không lành mạnh - chẳng hạn như thức khuya kéo dài đi cùng tinh thần căng thẳng, cộng với dinh dưỡng kém khoa học sẽ làm tăng gánh nặng cho mạch máu não, tim mạch, và các cơ quan trọng khác trong cơ thể. Về lâu dài sẽ gây ra các bệnh mãn tính nguy hiểm như tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp,... và có thể dẫn đến nguy cơ cao là đau tim, nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu não, nhồi máu não hoặc đột quỵ tim (đột tử).
Từ đây cho thấy, thay đổi lại một lối sống lành mạnh bằng cách thực hiện theo 7 thói quen sau đây sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa nguy cơ đột quỵ xảy ra - đặc biệt là với những ai đang có sẵn các loại bệnh nền.
Tắm đêm được xem là một thói quen phổ biến của nhiều người - đặc biệt là giới trẻ và dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mà nhiều người mắc phải nhất.
Đi làm cả ngày, trên người nhiều bụi bẩn sẽ khiến ta rất khó chịu, và chỉ muốn được tắm nhanh để cơ thể thoải mái, sạch sẽ. Tuy nhiên, vào thời điểm ban đêm, đặc biệt là khi thời tiết đã chuyển vào thời điểm cuối năm như hiện tại, nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, đặc biệt là phần não. Vì vậy, tắm vào ban đêm tại thời điểm này là cực kỳ nguy hiểm, sự co mạch máu não một cách đột ngột sẽ tăng cao nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành (mạch máu cung cấp máu cho tim) có thể gây tử vong.
Không những thế, phổi của ta cũng sẽ có nguy cơ bị tổn thương, nhiễm lạnh do thói quen tắm đêm. Khi phổi bị suy yếu, cơ thể ta sẽ càng dễ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp như viêm phổi, phổi tắc nghẽn,...gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng nếu chứng bệnh phát tác nghiêm trọng.
Vì vậy, chúng ta, nhất là với người già, người mắc bệnh cao huyết áp, tai biến, người vừa uống rượu hoặc mới ốm dậy, tuyệt đối tránh tắm vào thời điểm này (Ảnh: Internet)
Theo thống kê từ Tổ chức Đột quỵ Hoa Kỳ vào năm 2019, tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ đã tăng đến hơn 44% trong khoảng 10 năm gần đây. Trong đó có khoảng 15% tỷ lệ bệnh nhân trẻ đột quỵ hàng năm thuộc độ tuổi từ 18 tuổi đến 50 tuổi. Nguyên nhân được tìm thấy nhiều nhất là do thức khuya.
Từ đây cho thấy, ngủ đúng giờ cũng được xem là cách để bảo vệ sức khỏe của mình. Mọi người nên cố gắng hoàn thành công việc thật sớm, để làm sao mình chìm vào giấc ngủ trước 23h, nhằm đảm bảo các hoạt động chuyển hóa và đào thải độc của cơ thể được diễn ra trơn tru.
Đôi khi, việc ta thức khuya thường là do não bộ căng thẳng. Vì vậy, biện pháp khắc phục thức khuya chính là thả lỏng đầu óc và cơ thể. Bạn có thể thư giãn đầu óc và cơ thể bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, thiền,... trước khi ngủ. Khi toàn bộ cơ thể được thả lỏng, thư thái, giấc ngủ sẽ dễ dàng đến với bạn hơn.
Việt Nam luôn được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ đột quỵ rất cao, mà một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất đó là thói quen ăn mặn của không ít người. Điều này có thể thấy rõ thông qua những món ăn “đặc sản” như: thịt muối, dưa cà muối chua, các loại mắm nói chung,...
Vậy, vì sao ăn mặn lại gây hại đột quỵ? Các chuyên gia sức khỏe giải thích, khi chúng ta ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối, một lượng lớn natri (khoáng chất có nhiều trong muối) sẽ được dung nạp vào cơ thể, từ đó làm tăng hàm lượng natri trong máu. Điều này sẽ gây áp lực lên thận, buộc cơ quan này phải làm việc cật lực để lọc máu. Cứ như thế theo thời gian, khi hàm lượng natri quá cao và tích tụ trong máu ngày càng nhiều, thận sẽ không thể thực hiện tốt “công việc” lọc máu của nó và dẫn tới sự gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. Khi này, nước sẽ di chuyển vào trong lòng mạch theo áp lực thẩm thấu trên và làm thể tích máu gia tăng, khiến huyết áp tăng cao và dẫn đến đột quỵ.
Theo khuyến cáo của WHO, mỗi người trưởng thành chỉ nên sử dụng khoảng dưới 5 gam muối/ ngày, nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ (Ảnh: Internet)
Dựa trên báo cáo của tạp chí y khoa Lancet (Anh), Việt Nam có tốc độ tiêu thụ rượu bia tăng nhanh nhất thế giới - với tỷ lệ gần 90% trong vòng 7 năm (2010 - 2017). Bên cạnh đó, nước ta cũng được xếp thứ 2 trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu, bia/ người. Đây được xem là một thực trạng đáng báo động, đồng thời cũng là lời giải vì sao nước ta có tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính cao hơn so với những nước khác trong khu vực.
Khoa học hiện đại cho rằng, một lượng bia rượu vừa phải có thể giúp cho quá trình tuần hoàn máu thuận lợi và làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim. Tuy nhiên, việc lạm dụng rượu, bia sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe, thậm chí là phản tác dụng và gây hại ngược lại cho tim mạch. Việc tim mạch yếu cũng có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ.
Để giữ gìn sức khỏe tổng thể (nói chung) và hệ thống tim mạch (nói riêng), mọi người chỉ nên sử dụng thức uống có cồn trong liều lượng cho phép. Cụ thể, đối với nam giới, không uống quá 30 gam cồn (tương đương 75ml rượu mạnh, 260ml rượu vang hoặc 330ml bia) và nữ giới thì không quá 20 gam cồn (tương đương 50ml rượu mạnh, 160ml rượu vang và 220ml bia) mỗi ngày.
Bên cạnh tỷ lệ tiêu thụ rượu bia cao, tỷ lệ người Việt hút thuốc lá cũng không hề kém cạnh. Theo thống kê của nhiều tổ chức y tế, có khoảng 15,6 triệu người Việt trưởng thành sử dụng thuốc lá, chiếm 22,5% dân số. Bên cạnh những người hút thuốc lá trực tiếp, lượng người hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc) cũng ở mức cao đáng báo động.
Nhiều người cho rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe của phổi nhất. Tuy nhiên, điều này chưa đủ. Dù là tự hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc, khói thuốc đều sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nhiều đến tim mạch chúng ta, thông qua việc cản trở/ làm tắc nghẽn dòng máu di chuyển lên tim. Đồng thời, nó cũng góp phần gây tích tụ các mảng bám ở động mạch (xơ vữa động mạch) và dẫn đến biến chứng đột quỵ.
Theo các chuyên gia ở Đại học New York, ngồi nhiều/ lười vận động sẽ làm tăng các loại mỡ máu và đường huyết - vốn là những nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim mạch. Ngồi một chỗ trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên 14%, tăng nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch lên 40%. Bên cạnh đó, tình trạng ngồi lì một chỗ, lười vận động còn kéo theo một số bệnh lý nguy hiểm khác như béo phì, thoái hóa cột sống, trĩ,…
Giải pháp để mỗi người không chỉ có trái tim khỏe mạnh - mà còn tránh được nhiều bệnh tật khác đó là cứ cách 2 tiếng, đứng dậy đi lại khoảng 2 - 3 phút và dành khoảng 30 phút để chạy bộ, luyện tập thể thao mỗi ngày (Ảnh: Internet)
Đây không chỉ là thói quen của nhiều người Việt mà được xem là tình trạng chung phổ biến của bất kỳ ai trong thời đại “sống nhanh” như bây giờ. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, chịu áp lực quá lâu, luôn căng thẳng, dễ cáu giận được xem tác nhân “tâm thần” gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch của mỗi người.
Theo đó, căng thẳng là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do làm tăng huyết áp, tăng cholesterol và lượng đường trong máu. Trong khi đó, tức giận quá độ lại khiến tim đập nhanh hơn, hơi thở gấp gáp hơn. Nếu không được kiểm soát kịp thời, cơn nóng giận sẽ làm tăng nguy cơ đau tim, thậm chí đột quỵ.
Xem thêm: Dù rau có tốt đến mấy, bạn vẫn phải kiêng nếu đang ở trong 6 thời điểm này
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin