Tiểu đường loại 2 là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ở giai đoạn khởi phát, bệnh sẽ có 7 triệu chứng điển hình nhằm cảnh báo chúng ta. Nếu phát hiện mình đang có những dấu hiệu này, thì bạn phải đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Nói một cách đơn giản, bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể chúng ta gặp vấn đề trong việc quản lý lượng đường trong máu. Nguyên nhân có thể là do: cơ thể không sản xuất đủ - hoặc không sử dụng được insulin (một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu), hay các tế bào của cơ thể bị kháng insulin khiến quá trình chuyển hóa glucose bị gián đoạn, nó sẽ tích tụ trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Bệnh tiểu đường là một tình trạng mãn tính, có nghĩa là nó kéo dài liên tục. Nếu không được phát hiện kịp thời hay kiểm soát đúng cách, bệnh tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như: tim mạch, bệnh mắt do tiểu đường, bệnh thận, tổn thương thần kinh, tổn thương thính giác, tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh Alzheimer.
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, cách duy nhất đó là duy trì một lối sống lành mạnh và thăm khám sức khoẻ định kỳ. Với những người được nhận định là nhóm đối tượng nguy cơ, cần chú ý kiểm soát lượng đường trong máu, và cảnh giác với những dấu hiệu lạ xuất hiện trên cơ thể (Ảnh: Internet) |
Theo các y bác sĩ, bệnh tiểu đường loại 2 khi khởi phát sẽ cho ra một số dấu hiệu để cảnh báo, điển hình nhất là 7 triệu chứng sau đây. Nếu phát hiện mình có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Triệu chứng tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần cũng được xem là một dấu hiệu phổ biến nhằm cảnh báo bệnh tiểu đường đang âm thầm xảy ra. Cụ thể, khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ quan thận buộc phải hoạt động liên tục dưới áp lực lớn hơn để xử lý, và đảo thải lượng đường trong máu bị tích tụ thông qua nước tiểu. Đó là lý do khiến người bị bệnh tiểu đường sẽ cảm thấy mắc vệ sinh liên tục.
Đôi khi chúng ta sẽ nghĩ rằng bản thân đi tiểu thường xuyên hơn là do uống nhiều nước, nhưng hãy cảnh giác nếu tình trạng tiểu đêm diễn ra liên tục kể cả khi bạn không uống nước trước khi đi ngủ nhé (Ảnh: Internet) |
Điều này sẽ có sự liên quan với tình trạng đi tiểu nhiều hơn vừa được nói ở trên. Theo đó, khi lượng glucose được đào thải thông qua nước tiểu khiến chúng ta phải đi vệ sinh nhiều lần, tình trạng mất nước cũng sẽ xảy ra. Khi này, để đảm bảo các hoạt động của cơ thể vẫn được duy trì, não bộ sẽ ra tín hiệu bằng dấu hiệu khát nước, để chúng ta ngay lập tức bù nước cho cơ thể ngay lập tức.
Ngoài ra, một lý do khác đó là khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể ta cũng sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
Khi lượng đường trong máu cao, thị lực sẽ bị giảm dần. Đó là do rất nhiều cơ quan trong cơ thể thẩm thấu glucose. Khi đường máu tăng cao, nó được vận chuyển tới tròng mắt, làm thay đổi khúc xạ của tròng mắt, khiến mắt không thể tập trung tốt. Nếu không có biện pháp khắc phục hoặc để tình trạng đường huyết tăng cao trong thời gian dài, thì những mạch máu nhỏ trong mắt dễ bị nghẽn và bị bể trong lòng mắt dẫn đến mù lòa.
Sau khi thức ăn được thu nạp, cơ thể chuyển đổi chúng thành glucose để tạo thành năng lượng, giúp duy trì các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, khi cơ thể gặp vấn đề trong việc sử dụng hoặc bị kháng insulin, quá trình chuyển hoá glucoser sẽ bị gián đoạn và không thể tạo năng lượng. Hệ quả, chúng ta sẽ rơi vào trạng thái đói và mệt mỏi hơn bình thường. Lúc này, cơ thể buộc phải sử dụng đến glycogen - cơ và chất béo dự trữ để lấy năng lượng. Đó là lý do vì sao cân nặng bị sụt giảm kể cả khi bạn ăn uống bình thường.
Vì thế, nếu thấy mình sụt cân nhanh và bất chợt, đừng vội vui mừng mà hãy thăm khám các bác sĩ càng sớm càng tốt (Ảnh: Internet) |
Ngay cả khi đã chăm sóc rất tốt nhưng vẫn gặp các vấn đề răng miệng, hãy nghĩ ngay đến việc bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Đó là vì khi mắc bệnh, hàm lượng đường ở trong nước bọt cũng sẽ tăng cao hơn - tạo cơ hội và môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có trong khoang miệng được phát triển thuận lợi. Nếu kết hợp cùng thức ăn sẽ tạo thành các mảng bám trên răng, gây ra hiện tượng sâu răng, viêm lợi hay hôi miệng thường thấy.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị nhiễm trùng nấm men. Bệnh tiểu đường khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu, điều này dẫn đến việc bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Nấm men phát triển khi hàm lượng đường trong nước bọt cao, xuất hiện dưới dạng một lớp trắng trên lưỡi và bên trong má.
Lượng đường trong máu tăng cao có thể khiến khả năng bài tiết của tuyến mồ hôi bị cản trở, từ đó gây ra tình trạng khô da và nứt nẻ, điều này sẽ khiến người mắc bị ngứa ran lòng bàn tay hoặc các vùng trên cánh tay.
Lâu dần về sau, khi đề kháng và hệ miễn dịch của người bệnh trở nên yếu hơn do các biên chứng khác của bệnh gây ra thì tình trạng ngứa này sẽ càng thêm nghiêm trọng. Thậm chí còn bị nhiễm nấm mốc, gây viêm da và ngứa da.
Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng, tình trạng ngứa da sẽ lan khắp cơ thể, gãi thế nào cũng không đỡ, lặp đi lặp lại như bệnh mãn tính (Ảnh: Internet) |
Nguyên nhân là vì lượng đường trong máu cao liên tục có thể làm tổn thương các mạch máu và các dây thần kinh ở bàn tay, dẫn đến tê bì. Khi tình trạng tệ hơn, máu và oxy không được cung cấp đủ sẽ khiến ngón tay sau đó là bàn tay không chỉ tê mà còn ngứa ran, mất cảm giác tạm thời.
Nhìn chung, tiểu đường loại 2 có thể mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ. Vì thế, mỗi người đều phải có ý thức bảo vệ chính mình, đồng thời luôn chú ý bất kỳ triệu chứng lạ nào xuất hiện trên cơ thể nhằm cảnh báo bệnh đang âm thầm khởi phát, từ đó có biện pháp kiểm soát kịp thời.
Xem thêm: 6 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin