Nhiều người có thói quen hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng vì tính tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng vì sẽ gây hại cho sức khỏe người ăn.
Lò vi sóng là một trong những thiết bị được ưa chuộng trong nhà bếp, bởi nó có thể giúp bạn làm nóng, rã đông các loại thực phẩm đông lạnh nhanh chóng.
Tuy vậy, nếu không biết cách sử dụng sẽ gây hại đối với sức khỏe con người. Bởi không phải loại thực phẩm nào cũng có thể hâm nóng bằng lò vi sóng. Lời khuyên hữu ích dành cho những người có sở thích nấu nướng bằng lò vi sóng là hãy chỉ coi nó như một thiết bị bổ sung trong nhà bếp, trợ giúp trong việc làm nóng lại đồ ăn đã nấu hay rã đông thực phẩm trước khi chế biến ra.
Trứng
Trứng là một trong những loại thức ăn thừa không bao giờ được hâm nóng sau khi đã nấu chín. Trứng luộc, hấp và rán có lượng canxi, chất dinh dưỡng, vitamin và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác nhưng khi tiếp tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, lòng đỏ của trứng có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể.
Thịt gà
Thịt gà chứa một lượng lớn protein. Việc đun nóng lại sẽ khiến các protein này thay đổi và biến chất, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tốt nhất là bạn hãy để món gà nguội đến nhiệt độ phòng sau đó ăn tiếp nếu còn thừa.Việc đun nóng lại sẽ khiến các protein này thay đổi và biến chất, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Khoai tây
Khoai tây sau khi được làm chín lần đầu tiên, nếu bạn để ở nhiệt độ phòng, nó sẽ phát sinh ra một loại vi khuẩn không tốt cho hệ tiêu hoá. Ngay cả khi bạn có làm nóng lại, chúng vẫn có thể gây hại và ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu khoai tây để trong tủ lạnh thì lại không ảnh hưởng gì và bạn hoàn toàn có thể làm điều này.
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Theo Livestrong, mỗi loại thực phẩm đều chỉ chịu được một mức nhiệt độ khác nhau. Khi vượt quá ngưỡng, nó có thể sản sinh ra các chất độc hại. Đồ ăn chứa dầu mỡ là một điển hình bởi nó rất dễ cháy.
Theo các chuyên gia Nhật Bản, miếng thịt nấu trong lò vi sóng lâu hơn 6 phút sẽ mất tới một nửa lượng B12. Thế nên, tốt nhất, các bạn hãy rã đông thịt ở ngoài bằng nhiệt độ thường. Khi chế biến món ăn bằng lò vi sóng, chúng mình cũng tránh quay quá lâu nhé.
Thực phẩm đóng gói
Các loại bao bì nhựa đóng gói thực phẩm có thể tan chảy nếu bạn đưa chúng vào lò vi sóng. Các hóa chất gây xáo trộn nội tiết tố như BPA, BPS có thể xâm nhập vào thực phẩm. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, 95% tổng số 400 mẫu thực phẩm đóng gói được kiểm tra (bao gồm cả các loại có nhãn an toàn) chứa BPA. Dưới tác dụng nhiệt từ lò vi sóng, máy rửa chén, hay nước nóng, chúng sẽ sản sinh ra các chất độc hại đối với sức khỏe con người. Khi chế biến thực phẩm bằng lò vi sóng, hãy chắc chắn loại bỏ các loại bao bì giấy, plastic của thực phẩm, chỉ sử dụng các loại khay bát cho phép để chế biến thực phẩm bằng lò vi sóng.
Rau củ để đông đá
Để rau củ ở ngăn đá có thể giữ lâu hơn, tuy nhiên nếu rã đông và nấu nướng không đúng cách thì có thể gây hại cho sức khỏe đó. Khi cho rau củ đông vào lò, gluco có thể bị biến đổi thành chất độc. Thế nên, tốt nhất, các bạn hãy rã đông ở bên ngoài nhiệt độ thường nhé.
Trái cây
Giống như trứng, các loại trái cây chứa rất nhiều nước trong lớp vỏ kín. Nhiệt độ và áp suất trong lò có thể gây nổ. Khi chế biến các món ăn cần nướng, làm nóng trái cây, hãy chắc chắn rằng bạn thái lát chúng hoặc tách lớp vỏ, hạt của các loại quả mọng.
Củ cải trắng là một trong những loại rau lành mạnh nhất mà mỗi người nên ăn ít nhất 1 lần/tuần. Tuy nhiên, khi củ cải được hâm nóng trong lò vi sóng sẽ chuyển sang trạng thái axit hóa có thể ảnh hưởng đến ruột non gây đau bụng.
Mẹo tránh tai nạn khi sử dụng lò vi sóng
- Không cho giấy bọc thực phẩm bằng kim loại, hoặc khay đựng bằng kim loại vào lò, dễ gây bắn tia lửa điện, gây chập, nổ.
- Luôn mang găng tay khi mở lò và lấy thức ăn ra.
- Không để đồ đạc lên nóc lò nhằm tránh bịt kín các lỗ thoát khí khi lò đang hoạt động.
- Không nên để thức ăn thừa quá lâu trong lò vi sóng gây nhiễm khuẩn.
- Không cho những thực phẩm nhiều đường, mỡ vào lò... dễ gây bắn, cháy, nổ.
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các chị em nội trợ có thêm kinh nghiệm nấu nướng và “nằm lòng” các loại thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng để hạn chế rủi ro đến sức khỏe bản thân cũng như gia đình.
Tường Vi
Theo tạp chí Sống khoẻ