Hợp tác quảng cáo

Ăn dứa giúp dưỡng trắng da khỏe tóc, nhưng nhóm người sau đây cần hạn chế

Dứa vốn là loại trái cây quen thuộc đối với các chị em, vì nó không chỉ hỗ trợ bù nước và giải khát, mà còn là bí quyết giúp dưỡng da trắng, môi hồng, tóc khỏe. Tuy nhiên, dù mang đến nhiều lợi ích là thế, dứa vẫn là “khắc tinh” của những đối tượng này.

Những lợi ích tuyệt vời mà dứa mang lại

1. Cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể

Điều đầu tiên để chứng minh dứa là “thần dược” chính là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm vitamin và khoáng chất cực kỳ dồi dào. Đặc biệt là tập hợp các vitamin C, vitamin A, vitamin K, B6, mangan, thiamine, choline, canxi, phốt pho, kẽm và selen. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những dưỡng chất này đóng góp phần lớn trong việc tăng cường miễn dịch cơ thể, hạn chế quá trình oxy hoá gây ung thư và giảm thiểu các triệu chứng ho, cảm lạnh, cúm cùng nhiều bệnh khác.

Ngoài ra, dứa cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch vì chứa nhiều kali, trong khi beta-carotene được tìm thấy trong quả dứa lại có khả năng làm giảm nguy cơ viêm đường hô hấp và hen suyễn.

An dua giup duong trang da khoe toc, nhung nhom nguoi sau day can han che

Không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, dứa còn rất giàu chất xơ, tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi chướng bụng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính (Ảnh: Internet)

2. Ăn dứa mang đến làn da trắng khỏe

Dứa giàu chất chống oxy hóa và có lượng vitamin C dồi dào, điều này giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cho bạn luôn tràn đầy năng lượng. Điều tuyệt vời nhất là nó sẽ làm cho làn da của bạn thêm mịn màng, tươi trẻ.

An dua giup duong trang da khoe toc, nhung nhom nguoi sau day can han che

Dứa rất tốt cho công dụng bên trong và bên ngoài cho da. Nếu bạn sử dụng nước ép dứa trên da của bạn, nó có thể chống lại các vết thâm và nếp nhăn (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao trong dứa có vai trò duy trì sức khỏe của các mô liên kết trong cơ thể, giúp chống lại tổn thương da do ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, giảm nếp nhăn và cải thiện kết cấu da tổng thể. Bên cạnh đó vitamin C cũng có thể giúp chữa các vấn đề về da như cháy nắng, da khô, mụn trứng cá, bị kích ứng và làn da không đều màu. Hơn nữa, vì vitamin C một chất chống oxy hóa mạnh, nó có khả năng tổng hợp collagen. Collagen là protein chính trong cơ thể chịu trách nhiệm duy trì các mạch máu và các cơ quan khỏe mạnh.

3. Ăn dứa hạn chế rụng tóc và giúp làm dày tóc

Việc hấp thụ ít vitamin C có thể là nguyên nhân gốc rễ của một số vấn đề liên quan đến sự phát triển của tóc. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến khô tóc và chẻ ngọn, cuối cùng dẫn đến rụng tóc. Vitamin C cũng giúp chống lại vi khuẩn trên da đầu, ngăn ngừa gàu, giúp loại bỏ các mảnh vụn của nang lông và kích thích sự phát triển của tóc mới.

Vì vậy, ăn dứa rất tốt cho sức khỏe của tóc, hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc và làm dày sợi tóc. Chiết xuất của dứa rất giàu enzyme cung cấp chất dinh dưỡng cho các nang tóc. Nó thúc đẩy độ đàn hồi cũng như độ dày làm cho tóc cứng hơn và có khả năng chống gãy.

Nhưng những đối tượng sau đây cần nên hạn chế ăn dứa

1. Người có cơ địa dị ứng

Trong quả dứa có men bromelain là một loại enzyme có chức năng thủy phân protein, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy rất nhiều người dị ứng loại men này, sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.

An dua giup duong trang da khoe toc, nhung nhom nguoi sau day can han che

Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…(Ảnh: Internet)

2. Bệnh nhân tiểu đường

Trong dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Nếu người mắc bệnh đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

3. Bệnh nhân huyết áp cao

Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

4. Bệnh nhân bị viêm như viêm răng, viêm loét dạ dày, lở loét khoang miệng

Chất glycosid trong dứa có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến tê bì ở lưỡi, cổ họng. Do đó, với người khỏe mạnh bình thường cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc. Ngoài ra, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

5. Những người dễ bốc hỏa

Nhiều người sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến một giờ thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người, ngay sau đó thì cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn. Đây là hiện tượng bốc hỏa. Đối với những người đã bị một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa, tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò.

Nhìn chung, dứa vẫn là một loại quả tốt cho sức khỏe, đặc biệt hơn là trong hành trình chăm sóc sắc đẹp của các chị em, vì là bí quyết giúp dưỡng da trắng, môi hồng, tóc khỏe. Tuy nhiên, vì một số hoạt chất đặc thù có trong quả dứa không phù hợp với một số người, đặc biệt là những đối tượng nêu trên cần hạn chế ăn dứa. Nếu muốn, hãy liên hệ với bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể và an toàn nhất.

Xem thêm: 6 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Gia đình khỏe

Giảm béo