Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn bữa khuya có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Sau khi đọc bài viết này, hãy cân nhắc việc ăn khuya và những tác động tiêu cực của nó.
Nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí nghiên cứu Chuyển hóa tế bào cho thấy rằng ăn muộn hơn trong ngày sẽ làm tăng cảm giác đói và giảm leptin - một loại hormone khiến bạn cảm thấy no - và có thể góp phần làm tăng nguy cơ béo phì.
Tiến sĩ Carolyn Newberry, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế NewYork cho biết: “Nghiên cứu này là một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và được thực hiện rất chặt chẽ”.
Mười sáu người đã tham gia nghiên cứu và được giám sát nghiêm nhặt. Những người tham gia đều tiêu thụ cùng một lượng calo. Một nhóm nhỏ hơn ăn bữa sớm hơn trong ngày, trong khi nhóm còn lại ăn bữa muộn và bữa tối gần với giờ đi ngủ hơn. Tiến sĩ Newberry cho biết, mặc dù đây là một nghiên cứu nhỏ nhưng được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Điều này làm tăng mức độ chính xác và đáng tin cậy của nghiên cứu.
Nghiên cứu đã xem xét việc đốt cháy calo, dấu hiệu đói và nhận thức về cơn đói, và kết quả cho thấy những người ăn muộn vào ban đêm có xu hướng tăng tín hiệu đói và đốt cháy ít calo hơn. Mặc dù nghiên cứu này còn quá nhỏ để đưa ra kết luận chung, nhưng nó cho thấy ăn khuya có thể dẫn đến tăng cân không chủ ý hoặc cản trở nỗ lực giảm cân.
![]() |
Chúng ta chắc chắn biết rằng khi bạn đi ngủ, tốc độ trao đổi chất của bạn sẽ chậm lại. Và nếu bạn ăn muộn vào ban đêm, điều đó có nghĩa là bạn có thể đốt cháy ít calo hơn lượng calo đã ăn. Vì vậy, việc ăn muộn vào ban đêm có lẽ không phải là điều tốt nhất đối với những người đang cố gắng giảm cân.
Nghiên cứu đã quan sát thấy sự giảm nồng độ hormone leptin ở nhóm ăn muộn hơn trong ngày. Việc điều chỉnh cảm giác đói và no rất phức tạp. Và nó liên quan đến sự tăng giảm của các hormone cụ thể, bao gồm leptin và ghrelin.
![]() |
Ghrelin là hormone khiến bạn đói - nó khiến dạ dày kêu lên. Leptin là loại hormone khiến bạn cảm thấy no. Vì vậy, nếu mức độ leptin giảm, bạn có thể không cảm thấy no như bình thường, ngay cả khi cơ thể bạn đã nạp vào một lượng calo thích hợp.
Hầu hết mọi người đều cảm thấy thoải mái nhất khi được ăn sớm hơn các bữa “tiêu chuẩn” trong ngày. Khi bạn ăn một bữa ăn khuya, cơ thể bạn sẽ được kích hoạt tiết ra axit dạ dày và các enzym tiêu hóa để giúp tiêu hóa bữa ăn đó. Khi quá trình này được bắt đầu trước khi đi ngủ, bạn có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa. Một số nghiên cứu cho thấy axit dạ dày tiết ra nhiều hơn sau khi bạn nằm xuống giường và điều đó sẽ gây kích ứng thực quản, ợ nóng và khó chịu nhiều hơn. Bạn cũng có thể đốt cháy ít calo đã tiêu thụ hơn khi tốc độ trao đổi chất chậm lại.
Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là mỗi người có cách cảm nhận khác nhau khi ăn. Điều đó nghĩa là, hầu hết mọi người đều cảm thấy tốt nhất khi ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nó không chỉ có thể làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, đầy hơi và buồn nôn mà đối với nhiều người, ăn nhiều bữa nhỏ còn có thể giúp họ cảm thấy no và hài lòng hơn suốt cả ngày.
Nếu bạn định ăn muộn hơn vào buổi tối, đặc biệt nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa hoặc nếu bạn đang cố gắng theo dõi cân nặng của mình thì một bữa ăn nhẹ giàu protein có thể là lựa chọn tốt hơn so với những món có nhiều carbohydrate.
Cảm giác thèm ăn vào đêm khuya có thể cho thấy bạn không tiêu thụ đủ lượng calo trong ngày, điều này có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn vào ban đêm. Từ đó, thói quen ăn khuya có thể gây béo phì rồi dẫn đến các bệnh mãn tính khác. Vậy nên Sức khỏe Gia đình khuyên bạn nên tập trung vào việc tiêu thụ các bữa ăn cân bằng đều đặn trong ngày (tức là có chứa protein, chất béo và carbohydrate phức tạp) có thể làm giảm cảm giác thèm ăn vào ban đêm này.
Thu Trang
Theo Người đưa tin
Xem thêm: Thức khuya có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 72%