Trước đây, mọi người thường nghĩ rằng axit uric, là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin, là chất thải chuyển hóa không có chức năng sinh lý, không có tác dụng ngoại trừ việc gây ra bệnh gout.
Nhưng sau này, các nghiên cứu dần phát hiện ra rằng axit uric là một chất chống oxy hóa hòa tan trong nước trong cơ thể. Nó có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do và các loại oxy phản ứng trong máu, đồng thời có chức năng chống lão hóa nhất định.
Vì vậy những người có mức axit uric thấp thường dễ bị lão hóa. Do đó cần duy trì nồng độ axit uric nhất định trong máu, nói chung không nên giảm axit uric máu xuống dưới 180 μmol/L.
![]() |
Axit uric cao dễ gây bệnh gout nhưng quá thấp cũng không tốt cho sức khỏe. |
Hơn nữa, quá trình stress oxy hóa có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh thần kinh, bao gồm bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh Huntington, bệnh xơ cứng teo cơ một bên,…
Một số nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng axit uric cao hơn có thể trì hoãn sự tiến triển của các bệnh này, do đó, axit uric có tác dụng bảo vệ những người có nguy cơ cao.
Do một số chức năng độc đáo của axit uric, mặc dù bệnh gout rất khó chịu, nhưng một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Annuals of Rheumatology" của Mỹ cho thấy rằng bệnh gout giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Tuy nhiên, nồng độ axit uric cao hơn cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch máu não. Axit uric cao có thể làm trầm trọng thêm sự tiến triển của xơ vữa động mạch và tăng huyết áp, đồng thời thúc đẩy sự khởi phát của các bệnh mạch máu não như đột quỵ.
Do đó, ảnh hưởng của axit uric lên hệ thần kinh là hai mặt. Do đó, kiểm soát axit uric trong giới hạn bình thường, không quá cao hoặc quá thấp, có lợi hơn cho việc bảo vệ hệ thần kinh.
Tại sao có người hạ axit uric? Điều này một phần là do sử dụng quá liều lượng thuốc hạ axit uric. Liều lượng thuốc hạ axit uric không được định sẵn và cần được điều chỉnh tùy theo tình trạng của mỗi cá nhân.
![]() |
Liều lượng thuốc hạ axit uric không được định sẵn và cần được điều chỉnh tùy theo tình trạng của mỗi cá nhân. |
Khi mới bắt đầu dùng thuốc hạ axit uric, bạn nên theo dõi các chỉ số sinh hóa như axit uric máu, cố gắng không để axit uric giảm xuống dưới 180 μmol / L.
Nếu dùng liều lượng thuốc quá lớn và axit uric giảm xuống quá nhanh, axit uric lắng đọng trong khoang khớp sẽ bắt đầu tan ra và hoạt động bất thường, dễ gây ra các đợt viêm khớp gout lặp đi lặp lại.
Ngoài ra còn có các tình trạng bệnh lý như:
- Hội chứng SIADH: do rối loạn hormone tuyến thượng thận, gây tiểu nhiều và hạ natri máu
- Bệnh Wilson
- Hội chứng Fanconi (do di truyền, trẻ mới sinh uống nước nhiều, tiểu nhiều…)
- Bệnh to đầu chi (Acromegaly)
- Bệnh ruột non bất dung nạp gluten (bệnh Celiac)
- Bệnh Xanthin niệu
Do đó, axit uric quá thấp hoặc quá cao đều không tốt cho sức khỏe, chúng ta nên kiểm soát axit uric trong phạm vi hợp lý tùy theo tình trạng của bản thân.
Xem thêm: Từ huyết áp đến BMI, 5 con số này trên cơ thể xác định sức khỏe tim mạch của bạn
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin