Hợp tác quảng cáo

Bạn biết gì về hội chứng “trái tim tan vỡ”, và làm sao để phòng ngừa bệnh?

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, hội chứng trái tim tan vỡ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ,... nếu không được kiểm soát đúng cách. Điều đáng lo ngại là hội chứng này còn khá mới nên không có nhiều người biết rõ về nó, từ đó chưa có phương hướng phòng bệnh đúng cách.

Các nhà nghiên cứu cho biết, hội chứng “trái tim tan vỡ” còn được gọi với cái tên khác là bệnh cơ tim Takotsubo. Hội chứng này xảy ra trong một giai đoạn tạm thời, thường là do căng thẳng quá mức hay phải gánh chịu một nỗi đau tinh thần nào đó. Và trong tổng số các hội chứng mạch vành cấp tính, tình trạng này thường chiếm 1% trong tổng số ca mắc.

Thực tế thì rất khó để phân biệt rằng ta đang gặp biến chứng đau tim hay đang mắc hội chứng trái tim tan vỡ, vì triệu chứng của hai hiện tượng này đều khá giống nhau. Ngay cả khi đến khám và được chẩn đoán, những người gặp hội chứng trái tim tan vỡ cho biết họ thường xuyên cảm nhận được những cơn đau thắt ngực, khó thở như có vật gì đó ép lên tim, tim đập nhanh,... Đây vốn đều là những dấu hiệu điển hình nhằm cảnh báo sắp có cơn đau tim xảy ra. Nhưng hội chứng này vẫn được đánh giá lành tính bởi chỉ tác động cách đột ngột lên một phần của trái tim, làm rối loạn tạm thời chức năng co bóp bình thường của trái tim. Phần còn lại của trái tim vẫn tiếp tục hoạt động cách bình thường hoặc thậm chí có thể tăng hoạt động để bù lại.

Thực tế thì nguyên nhân chính xác để dẫn đến hội chứng trái tim tan vỡ là không rõ ràng. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng đó là do não bộ gây ra mỗi khi gặp căng thẳng. Cụ thể, bộ não luôn có một con đường trực tiếp đến tim của ta thông qua hệ thống thần kinh tự trị. Hệ thống thần kinh tự trị có hai phần, gồm: hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm, hoạt động cân bằng với nhau. Cả hai hệ thống đều đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp và nhịp tim. Trong đó, hệ thống thần kinh giao cảm là sẽ tạo ra các “phản ứng chiến đấu hoặc chạy trốn” mỗi khi bạn rơi vào trạng thái nguy hiểm hoặc căng thẳng.

Và khi ta cảm thấy căng thẳng, thì hệ thống thần kinh giao cảm sẽ cho tiết ra adrenaline - một loại hormone làm tăng nhịp tim và huyết áp của bạn trong lúc đó. Và sự gia tăng quá mức các adrenaline có thể làm tổn thương tạm thời trái tim của một số người.

Tuy nhiên, hội chứng này cũng có thể kích hoạt sau khi người bệnh trải qua một số sự kiện hoặc cảm xúc mãnh liệt nhưng theo chiều hướng tiêu cực.

Ban biet gi ve hoi chung “trai tim tan vo”, va lam sao de phong ngua benh?

Các loại cảm xúc mang tính tiêu cực như mất đi người thân yêu, biết được mình mắc bệnh nan y, mất việc, chia tay, ly hôn hoặc đôi khi chỉ đơn giản là bất ngờ quá độ hay tức tối vì các cuộc cãi vã,… cũng có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng trái tim tan vỡ (Ảnh: Internet)

Dù được đánh giá là không gây nguy hiểm cấp tính, và hầu hết những tca mắc hội chứng trái tim tan vỡ thường hồi phục rất nhanh (cũng như không ghi nhận được bất kỳ rối loạn hay thay đổi nào sau khi mắc hội chứng này), nhưng trong nhiều trường hợp, hội chứng này có thể khiến bạn phải đối mặt với “tử thần”. Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi mắc hội chứng trái tim tan vỡ, bao gồm:

- Tồn đọng dịch trong phổi (phù phổi).

- Huyết áp thấp (hạ huyết áp).

- Rối loạn nhịp tim.

- Suy tim.

- Nhồi máu cơ tim.

- Đột quỵ.

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa hội chứng trái tim tan vỡ?

Hội chứng trái tim tan vỡ thường xuất hiện ở nữ giới, hoặc những người dễ suy sụp tinh thần, căng thẳng và lo âu cực độ. Mặc dù vẫn chưa có cách điều trị chính xác và cụ thể, nhóm bệnh nhân có nguy cơ này nên làm theo những điều sau đây để hạn chế nguy cơ mắc phải tình trạng này:

1. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, nên chọn các bộ môn phù hợp với độ tuổi, có lợi cho việc kiểm soát cảm xúc và căng thẳng trong cuộc sống như: yoga, thiền, đạp xe, bơi lội,…

2. Xây dựng và tuân thủ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bạn tạo ra sự cân bằng cả về mặt cảm xúc lẫn sức khỏe. Theo đó, quy tắc dinh dưỡng mà mọi người nên tuân theo đó là chế độ ăn cầu vồng - tức là ăn nhiều loại thực vật có nhiều màu sắc nhằm cung cấp các vitamin và khoáng chất, cũng như nhiều hợp chất chống oxy hóa có lợi, thông qua các loại rau lá xanh, trái cây, thịt đỏ, hải sản,...

Ban biet gi ve hoi chung “trai tim tan vo”, va lam sao de phong ngua benh?

Theo đăng tải của tạp chí Eat this, Not that!, chế độ ăn cầu vồng là chế độ dinh dưỡng bao gồm các loại thực phẩm có màu sắc như: đỏ, xanh, vàng, cam,... Có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh (Ảnh: Internet)

3. Hãy học cách quản lý cảm xúc bằng cách giải toả hết những căng thẳng muộn phiền, sau đó chữa lành bản thân bằng những hoạt động mang tính gắn kết để tạo niềm vui mới.

4. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý về tim mạch cũng là điều rất quan trọng - nhằm phòng ngừa những chứng bệnh đi kèm liên quan.

Nhìn chung, các triệu chứng của hội chứng trái tim tan vỡ là lành tính và vẫn có thể chữa trị được bằng các liệu pháp y học, nhưng chúng ta vẫn nên chủ động phòng bệnh bằng cách thay đổi lối sống, kiểm soát để giảm tối đa căng thẳng,… để hạn chế mọi biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem thêm: 6 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo