Cơ thể chúng ta chuyển hóa các chất thải bên trong mỗi ngày, và axit uric là một trong số đó, cần được thận và ruột thường xuyên đào thải ra ngoài. Axit uric một khi tăng cao và không thể vận chuyển được sẽ tiếp tục tích tụ trong cơ thể và gây ra bệnh gout.
Một nghiên cứu gần đây của Trường Y khoa Đại học Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc cho thấy, bệnh gout không chỉ có ở nam giới mà còn có thể do di truyền. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh gout sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.
Các nhà nghiên cứu đã trích xuất dữ liệu của 5,52 triệu người từ cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế quốc gia Hàn Quốc và phát hiện ra rằng những người có tiền sử gia đình mắc bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh cao gần 1,5 lần.
Yếu tố di truyền cũng sẽ liên kết các đối tượng thừa cân/béo phì và uống rượu lại với nhau: người có tiền sử gia đình mắc bệnh gout và thừa cân (chỉ số khối cơ thể 25-30) có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3,39 lần, còn người béo phì (chỉ số khối cơ thể lớn hơn 30 ) sẽ làm tăng nguy cơ lên 6,62 lần.
![]() |
bệnh gout không chỉ có ở nam giới mà còn có thể do di truyền. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh gout sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn. |
Những người có tiền sử gia đình và uống rượu có nguy cơ mắc bệnh gout tăng gấp 2 lần và nó ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới.
Gout là một bệnh dựa trên rối loạn chuyển hóa purine và tăng axit uric máu, có thể gây ra các khớp, thận và các bệnh toàn thân khác. Viêm khớp gout cấp tính có thể gây đỏ, sưng, nóng và đau tại chỗ ở các khớp, ảnh hưởng đến khoảng 600 triệu đến 1 tỷ người trên toàn thế giới.
Ngoài việc ảnh hưởng đến khớp, bệnh gout còn liên quan đến bệnh thận mãn tính, bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não và rối loạn chức năng tình dục.
Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh gout thì khả năng mắc bệnh cao hơn so với dân số chung. Chẳng hạn, nếu cha và ông nội đều mắc bệnh gout thì bệnh của con cái sẽ tăng lên.
Một mặt là do quá trình chuyển hóa axit uric trong gia đình tương đối yếu, mặt khác tỷ lệ mắc bệnh gout có quan hệ mật thiết với gen. 3 gen SLC2A9, SLC22A12 và ABCG2 có mối tương quan mạnh nhất với tỷ lệ mắc của bệnh gút, và đột biến của chúng có thể làm tăng gấp đôi tỷ lệ mắc bệnh gout.
Hơn nữa, bệnh nhân nam nhiều hơn nhiều so với nữ, tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ là khoảng 15:1, phụ nữ tiền mãn kinh có tác dụng bài tiết axit uric của estrogen, và hầu như không bị gout nhưng tỷ lệ mắc ở phụ nữ sau mãn kinh không chênh lệch nhiều so với nam giới.
Chúng ta không thể thay đổi gen di truyền của bệnh gout, nhưng nếu kiểm soát được các yếu tố nguy cơ bên ngoài thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đi rất nhiều.
1. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm: Những người có tiền sử bệnh trong gia đình nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm, chú trọng theo dõi xem axit uric trong máu có tăng cao hay không. Nếu phát hiện các chỉ số không bình thường nên kịp thời đi khám và điều trị, đồng thời chú ý cải thiện lối sống.
![]() |
Những người có tiền sử bệnh trong gia đình nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm, chú trọng theo dõi xem axit uric trong máu có tăng cao hay không. |
2. Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng: Giảm cân là nhiệm vụ quan trọng trong điều trị bệnh gout. Người có nguy cơ cao mắc bệnh gout nên tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ chiên rán, bánh ngọt, thịt mỡ…, giảm ăn dầu ăn. Duy trì tập thể dục cường độ vừa phải 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30 phút.
3. Cân bằng dinh dưỡng: Chế độ ăn uống nên tuân theo nguyên tắc nhiều carbohydrate, protein vừa phải và ít chất béo. Carbonhydrate như mì gạo nên chiếm 55% đến 60% tổng lượng calo, làm giảm sự phân hủy chất béo để tạo ra thể ketone, có lợi cho việc bài tiết urat.
Protein nên chiếm 11% đến 15% tổng lượng calo và lượng tiêu thụ hàng ngày thường là 0,8 - 1 g/ kg trọng lượng cơ thể, phần còn lại của lượng calo được phân bổ cho chất béo, thường là 40-50g/ngày.
4. Ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung nước thường xuyên: Trái cây và rau giúp kiềm hóa nước tiểu và tạo điều kiện loại bỏ axit uric trong cơ thể. Đủ nước giúp hòa tan urat và ngăn chặn sự kết tủa của các tinh thể axit uric trong các mô.
5. Bớt uống rượu và hải sản: Tốt nhất không nên uống rượu bia, đặc biệt bia là thức uống chứa nhiều purin, sẽ làm tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể và gây ra cơn gout cấp. Đồng thời, hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều purin như hải sản, nội tạng động vật.
Xem thêm: Thói quen để điện thoại gần người khi ngủ có thể tàn phá sức khoẻ chúng ta như thế nào?
Ánh Dương
Theo Người đưa tin