Hợp tác quảng cáo

Bệnh trĩ và cách phòng tránh

Bệnh trĩ dân gian thường gọi là lòi dom, hình thành do sự phình hay sự giãn nở quá mức các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Ở trạng thái bình thường, các mô này có chức năng kiểm soát sự thải phân. Khi các mô bị tổn thương, sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Bệnh trĩ dân gian thường gọi là lòi dom, hình thành do sự phình hay sự giãn nở quá mức các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Ở trạng thái bình thường, các mô này có chức năng kiểm soát sự thải phân. Khi các mô bị tổn thương, sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Bệnh trĩ được chia làm 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại

Trĩ nội là loại trĩ được hình thành bên trong hậu môn. Khi bệnh nặng, các búi trĩ có thể sa ra bên ngoài hậu môn. Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ theo mức nặng tăng dần của bệnh.

Trĩ ngoại là hiện tượng ngay từ đầu xuất hiện ở khu vực bên ngoài hậu môn, xung quanh lỗ hậu môn. Đối với trĩ ngoại, búi trĩ ở bên rìa hậu môn, rất dễ phát hiện và điều trị sớm. Búi trĩ ngoại có màu đỏ sẫm, rất khó để bị chảy máu, người bệnh thường có cảm giác đau rát khi ngồi. Bệnh trĩ ngoại có 2 cấp độ như sau:

- Cấp độ nhẹ: Người bệnh thường có cảm giác hậu môn bị cộm, vướng. Sau một thời gian búi trĩ sưng to, xoắn lại gây cảm giác đau rát và bất tiện cho người bệnh.

- Cấp độ nặng: Với cấp độ này thì búi trĩ lớn và ở ngay hậu môn, gây bất tiện cho việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, bệnh tình sẽ nặng và gây biến chứng nguy hiểm.

Phòng tránh bệnh trĩ  vô cùng đơn giản bằng những cách sau

Uống nhiều nước

Bạn nên uống nhiều nước, đặc biệt là trước các bữa ăn, thúc đẩy tiêu hóa tốt và ngăn ngừa xơ cứng phân của bạn. Bạn có thể uống nước tinh khiết hoặc cho các loại chất lỏng lành mạnh như trái cây và nước rau ép – tất cả trong số này sẽ giúp cung cấp cho phân nhiều độ ẩm, khiến nó mềm và dễ dàng hơn để di tản, giúp chống táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ. Cần đảm bảo lượng nước uống > 2 lít /ngày.

Benh tri va cach phong tranh

Ảnh minh họa

Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

Nên ăn uống đúng giờ. Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa hoặc liên tục thay đổi lịch trình của các thói quen ăn uống của bạn bởi nó có thể dẫn tới chứng khó tiêu. Đây được cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ. Bên cạnh đó cơ thể bạn cũng nên thường xuyên được bổ sung Vitamin, chất xơ…tốt cho hệ tiêu hóa.

Tập thể dục thường xuyên

Duy trì hoạt động thể dục thể thao ở mức vừa phải như đi bộ, bơi lội… sẽ giúp các nhu động ruột hoạt động tốt tiêu hóa tốt, và tuần hoàn máu vùng hậu môn tốt không gây ứ trệ máu làm giảm nguy cơ căng phồng tĩnh mạch hậu môn phòng ngừa bệnh trĩ.

Tập thể dục cũng sẽ giúp bạn giảm cân và giảm nguy cơ của bạn có bệnh trĩ. Không nên chơi các môn thể thao nặng và tránh nâng vật nặng thường xuyên.

Không nên ngồi một chỗ quá lâu

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, việc ngồi một chỗ kéo dài quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến cho sức ép đè lên vùng xương chậu lớn, áp lực lên tĩnh mạch hậu môn cao là nguy cơ gây nên bệnh trĩ.

Đồng thời, việc đứng hoặc ngồi quá lâu cũng dẫn đến việc ứ trệ máu và căng phồng tĩnh mạch hậu môn, đây cũng là một trong nguyên nhân gây bệnh trĩ. Bạn nên có kế hoạch nghỉ ngơi giữa giờ trong trường hợp công việc phải đứng hoặc ngồi lâu.

Không nên đi đại tiện quá lâu

Thói quen đọc báo, hút thuốc, lướt web khi đi đại tiện có thể làm rối loạn khả năng tiêu hóa của bạn. Một nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân trĩ đều thích đọc báo, hút thuốc khhi đi đại tiện. Nếu thói quen này thường xuyên duy trì nó sẽ làm tăng áp lực với các tĩnh mạch, từ đó hình thành nên các búi trĩ.

Benh tri va cach phong tranh

Ảnh minh họa

Giữ cho hậu môn luôn khô ráo, sạch sẽ

 Sau khi đại tiện, hãy lau sạch vùng hậu môn của bạn nhẹ nhàng với giấy vệ sinh ẩm thấp và không mùi, sau đó thoa nó khô. Tránh chà xát mạnh gây xước vùng hậu môn, và giữ độ ẩm xung quanh vùng hậu môn ở mức độ cho phép để tránh gây những kích ứng không cần thiết.

Trúc Đào

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo