(SKGĐ) Không chỉ để rửa sạch bụi bẩn, vệ sinh thân thể… thông qua việc kỳ cọ, tắm sẽ giúp máu huyết cơ thể bạn lưu thông dễ dàng đến những vùng quan trọng như tim, não, tứ chi…
Ảnh minh họa |
Chẳng vì lý do ngẫu nhiên hay vì thích chơi nổi mà một thành phố đồ sộ trên 20 triệu dân như Bắc Kinh, Trung Quốc lại có hẳn một hiệp hội kỳ lạ có tên gọi đầy đủ là Hiệp hội Tắm Bắc Kinh.
Chứng minh sự hữu ích của hiệp hội này, ông Lý Khải - Hội trưởng Hiệp hội Tắm thành phố Bắc Kinh khẳng định rằng: “Tắm không chỉ là hoạt động làm sạch cơ thể, tắm còn là một vận động đầy khoa học hỗ trợ rất lớn đối với sức khỏe con người”.
Sau đây là một số phương pháp tắm có tác dụng rất tốt đến sức khỏe bạn có thể học tập:
1. Giảm mệt mỏi bằng cách tắm nước nóng
Người Nhật hay tắm nước nóng và gọi đó là “Thang dục” hoặc “ bao thang”, cả nhà từ già đến trẻ đều thích tắm kiểu này. Nhưng để tắm nước nóng tốt cho sức khỏe nhiều nhất thì người tắm phải ngâm mình trong bồn nuớc nóng khoảng 40 độ C được dẫn nguồn từ máng đá, làm như thế sẽ khiến cho máu huyết lưu thông, hệ tuần hoàn cơ thể được thông suốt giúp cơ thể tiêu tan mệt mỏi.
Khoa học lý giải: Nồng độ axit lactid có trong cơ thể có mối liên hệ nhất định với sự mệt mỏi. Khi tắm nước ấm sẽ làm gia tăng quá trình trao đổi chất, nâng cao tốc độ phân rã axit lactid có trong cơ thể, giúp tiêu trừ mệt mỏi. 20 phút tắm ngâm người trong nước nóng sẽ tương đương với việc bạn chạy bộ 500m.
Nhưng không phải tắm nước càng nóng càng tốt. Nếu để ra quá nhiều mồ hôi sẽ dễ bị suy nhược. Nhiệt độ nuớc tắm khoảng 38-40 độ C là vừa.
2. Tăng khả năng chịu lạnh bằng cách tắm nước lạnh
Một trong những người Trung Quốc có thói quen tắm nước lạnh nổi tiếng là cụ Từ Đặc Lập (từng là thầy giáo của Mao Trạch Đông). Mặc dù trải qua rất nhiều thăng trầm của thời cuộc, cụ vẫn thọ đến 92 tuổi. Để có được tuổi thọ viên mãn đó không thể không nhắc tới công hiệu của thói quen tắm nước lạnh của cụ. Thói quen đó là:
Mỗi sáng thức dậy, cụ Từ luôn dùng nước lạnh lau đầu, lau mặt. Sau đó mới dùng nước chà cổ, chà lưng. Mỗi lần chà là da lại đỏ hồng và nóng lên mới thôi. Thói quen này được cụ áp dụng quanh năm, bất kể đó là vào mùa xuân, hạ hay thu, đông.
Khoa học lý giải: Thường xuyên tắm nước lạnh có thể nâng cao khả năng chịu lạnh của cơ thể, luyện tập tính đàn hồi của mạch máu. Nhưng điều cần lưu ý là, tắm nước lạnh phải có một quá trình thích ứng lâu dài. Nếu bạn đang tắm nước nóng quen mà đột nhiên chuyển sang tắm nước lạnh, điều này không những không có lợi cho cơ thể mà còn khiến bạn dễ bị cảm mạo.
3. Hiệu quả từ kết hợp tắm nóng lạnh
Ông Mã Dần Sơ, nguyên là nhà dân số học, nhà giáo dục học, nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung Quốc, từng là hiệu trưởng trường Đại học Bắc Kinh danh tiếng cũng thọ tới 101 tuổi.
Thuở thiếu thời, ông Mã Dần Sơ vốn có thể trạng ốm yếu, nhưng về sau ông gặp được vị bác sĩ 93 tuổi truyền lại bí quyết tăng cường thể lực đó chính là kết hợp tắm nước nóng- lạnh. Bí quyết đó đã được bật mí như sau: Trước tiên nên tắm qua nước nóng 15 phút, để cho kinh lạc toàn thân thông suốt. Sau đó lau khô, nghỉ ngơi vài phút lại tiếp tục tiến hành tắm bằng nước lạnh chừng 5 phút.
Bí quyết này đã được ông Mã Dần Sơ áp dụng triệt để và quả đúng là sức khỏe của ông luôn luôn tốt, rất ít khi bị cảm cho đến lúc cuối đời.
Những lưu ý không nên quên khi tắm 1. Nếu chọn tắm nóng, khi tắm bạn không nên dùng nước quá nóng. Nhiệt độ tốt nhất là từ 38-40 độ C. 2. Mỗi lần tắm, tốt nhất không nên quá 20 phút. Vì thời gian tắm càng lâu dễ làm cho da bị co lại, dễ khô hơn, điều này người càng cao tuổi càng đặc biệt chú ý. 3. Thời gian tắm thích hợp nhất là 3 giờ chiều đến 8 giờ tối. Thời gian này rất có lợi cho việc thư giãn và điều chỉnh công việc của bạn. 4. Sử dụng các sản phẩm mát-xoa khi tắm cũng giúp cho việc tiêu trừ da chết trên da. Nhưng không nên dùng các sản phẩm này hàng ngày, tốt nhất chỉ là 2-3 lần/tuần. Khi tắm, chú ý không chà quá mạnh. 5. Dưỡng da sau khi tắm cũng rất quan trọng. Sữa tắm giúp ngăn sự thủy phân của cơ thể, làm cho da càng trở nên mịn màng hơn |