Kẽm là một trong những chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. Bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách giúp trẻ khỏe mạnh.
Kẽm là một trong những chất khoáng vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trẻ em thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. Bổ sung kẽm cho trẻ một cách đầy đủ là điều vô cùng cần thiết để giúp bé lớn lên khỏe mạnh và thông minh.
Nhu cầu kẽm theo độ tuổi
Bổ sung kẽm cho trẻ cần chính xác về lượng, tránh bổ sung thừa hoặc thiếu dẫn đến những hậu quả không đáng có. Tùy theo từng độ tuổi của trẻ mà nhu cầu về kẽm cũng có sự khác nhau.
Sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm dồi dào cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ |
– Đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi: 2mg/ ngày.
– Đối với trẻ từ 7-11 tháng: 3 mg/ ngày.
– Đối với trẻ từ 1-3 tuổi: 3mg/ ngày.
– Đối với trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày.
– Đối với trẻ từ 9-13 tuổi: 8 mg/ ngày.
– Đối với trẻ 14 tuổi trở lên: Trong khi nhu cầu của bé trai cần khoảng 11 mg/ ngày thì nhu cầu của bé gái là khoảng 9 mg/ ngày.
Mặc dù khi cung cấp đầy đủ nhu cầu của trẻ, cơ thể bé cũng chỉ có thể hấp thu khoảng 30% hàm lượng kẽm, Lượng còn lại sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài thông qua mồ hôi, dịch ruột, dịch tụy, nước tiểu. Chính điều này khiến nguy cơ bé bị thiếu kẽm dễ dàng xảy ra do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu của bé.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu kẽm
Theo con số thống kê hiện nay, ở nước ta có khoảng 30-40% trẻ em và hầu hết phụ nữ trong tuổi sinh đẻ thiếu kẽm.
Thiếu kẽm có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn |
Vì sao lại có một tỷ lệ thiếu kẽm nhiều đến như vậy, nguyên nhân là do:
- Chế độ ăn uống ít chất đạm, quá nhiều tinh bột.
- Chế biến thức ăn không đúng cách làm giảm hoặc mất lượng kẽm tự nhiên: Trong thực vật, kẽm nằm ở nhụy hoa, phấn hoa, lá mầm của hạt, nếu khi rửa xay xát nhiều sẽ làm mất kẽm.
- Do đặc tính di truyền: Nếu cơ thể có bệnh acrodematis làm cho cơ thể không hấp thu được kẽm. Vì vậy, ở những người bị bệnh này, da bị nám xung quanh khuỷu tay, vùng đầu gối hoặc ở mặt, mông.
- Bệnh tật: Các bệnh ở đường ruột làm cho kẽm khó được hấp thụ.
- Dùng thuốc: Việc bạn sử dụng thuốc chứa sắt lâu dài sẽ cản trở cơ thể hấp thu kẽm.
Cách bổ sung kẽm cho trẻ đúng
Việc bổ sung kẽm cho trẻ cần được cha mẹ lưu tâm và thực hiện đúng cách. Nếu thấy con xuất hiện những biểu hiện như chán ăn, suy dinh dưỡng, có những vùng da tối màu, nặng hơn là chậm phát triển về trí não cũng như thể lực… thì có thể bé đang bị thiếu kẽm. Điều mẹ cần làm ngay lập tức là bổ sung kẽm cho con.
Thực phẩm giàu kẽm cần cho bữa ăn hàng ngày |
Mẹ cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu kẽm có nguồn gốc thực phẩm như các loai hạt họ đậu, ngũ cốc hoăc các thực phẩm nguồn gốc động vật như loại thịt nạc đỏ (thịt bò, thịt lợn), trai, sò, hàu. Ngoài ra, mẹ cho bé ăn các loại rau củ, trái cây, cá cũng chứa kẽm nhưng hàm lượng không nhiều.
Đối với những em bé đang bú mẹ thì cần duy trì nguồn sữa cho con càng lâu càng tốt. Lượng kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thụ hơn nhiều so với kẽm trong sữa công thức và sữa tươi. Chính vì vậy, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên duy trì sữa mẹ cho con ít nhất 6 tháng đầu đời để cung cấp đầy đủ lượng kẽm cho cơ thể của bé.
Ngoài bổ sung qua thực phẩm, mẹ có thể bổ sung qua thực phẩm chức năng. Mẹ chọn thực phẩm chức năng có kẽm được bào chế dưới dạng nano, nó sẽ giúp cơ thể hấp thụ kẽm tốt hơn gấp 200 lần so với kẽm ở dạng thông thường. Mẹ nên chú ý bổ sung kẽm kết hợp với canxi nano, vitamin D3 và MK7 (vitamin K2) giúp cơ thể hấp thụ canxi tối ưu, giúp cho hệ xương và răng được phát triển vững chắc và khỏe mạnh. Mẹ cũng nên bổ sung vitamin C thêm cho trẻ để giúp hấp thụ kẽm tốt hơn.
Bổ sung kẽm cho trẻ cần được cha mẹ đặc biệt quan tâm. Nhất là trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần được bổ sung kẽm đầy đủ để tránh thai nhi bị thiếu hụt hàm lượng kẽm. Bổ sung kẽm giúp cho thế hệ tương lai khỏe về thể chất cũng như mạnh về trí não.
Khuyên Vũ
Theo chuyên Sức Khỏe Gia Đình