Trong thời điểm nắng nóng oi bức như hiện tại, mọi người cần cẩn thận khi ra đường nhằm hạn chế 5 vấn đề sức khỏe có thể xảy ra sau đây.
Theo đó, cả nước sẽ phải đón các đợt nắng nóng liên tiếp với mức nhiệt độ trung bình là 35 độ C, nhiều nơi còn tăng lên đến 38 - 40 độ C. Thời điểm nhiệt độ tăng cao nhất sẽ ở khoảng từ 10h - 14h mỗi ngày. Nên nếu không chú ý khi ra đường, ai cũng có thể mắc phải 5 vấn đề sau đây.
Bạn sẽ có thể đối mặt với nguy cơ bị cháy nắng nếu tiếp xúc với ánh nắng trong 10 phút liên tục ở thời điểm này, mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào như kem chống nắng, áo khoác, áo tránh nắng,...
Theo các bác sĩ da liễu, da của chúng ta có thể tự sản sinh ra melanin - một sắc tố mang lại màu sắc cho làn da và bảo vệ da trước các tia nắng mặt trời, hoạt động bằng cách làm tối làn da. Tuỳ thuộc vào nhiệt độ của ánh nắng, da sẽ sản xuất lượng melanin phù hợp để bảo vệ các tế bào. Tuy nhiên, tình trạng cháy nắng xảy ra khi ta tiếp xúc với quá nhiều tia UV (tia cực tím) từ ánh nắng, khiến da không kịp sản xuất melanin, dẫn đến tình trạng tế bào da bị đỏ, sưng và đau.
Cháy nắng ở thể nhẹ chỉ gây ra tình trạng sạm đỏ da, đau rát và bong tróc da sau đó. Tuy nhiên, nếu bị cháy nắng nặng, bạn sẽ phải đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như gây rộp vùng da rộng trên cơ thể, kèm theo sốt cao, đau đớn, buồn nôn hoặc ớn lạnh. Hay khi thấy dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mủ từ vết bỏng rộp trên da.
Bạn nên hạn chế tối đa nguy cơ bị cháy nắng, vì dù tình trạng có nhẹ hay nặng thì về lâu dài cũng sẽ khiến các tế bào của da bị tổn thương, làm tăng nguy cơ ung thư da (Ảnh: Internet)
Hoạt động dưới trời nắng quá lâu, cơ thể buộc phải dùng đến cơ chế tự điều hòa thân nhiệt bằng cách đổ mồ hôi. Khi này, ta sẽ rất dễ bị mất nước nếu không bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể. Tình trạng mất nước kéo dài cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là với những đối tượng có sức đề kháng yếu như người già hoặc trẻ nhỏ.
Dấu hiệu b đầu của mất nước là khiến bạn cảm thấy khát nước, thân nhiệt nóng lên. Khi tình trạng mất nước tăng lên, bạn sẽ bị khô miệng, ngừng đổ mồ hôi, chuột rút, buồn nôn và ói mửa, tim đập nhanh, chóng mặt (đặc biệt là khi đứng),... Và nếu bạn cảm thấy cơ thể bắt đầu suy nhược, xuất hiện ảo giác, lú lẫn, hôn mê thì đó là khi tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng. Nếu không cứu chữa kịp thời sẽ đối mặt nguy cơ tử vong.
Hãy đảm bảo bạn luôn có một chai nước bên cạnh mỗi khi ra đường vào những lúc nắng nóng thế này, nhằm bảo đảm sức khoẻ và hạn chế mọi nguy cơ mất nước cơ thể sẽ xảy ra (Ảnh: Internet)
Hoạt động dưới trời nắng trên 30 phút sẽ khiến bạn bị kiệt sức do tăng thân nhiệt. Các chuyên gia lý giải, khi tiếp xúc với ánh nắng hoặc nhiệt độ quá cao trong một khoảng thời gian, cơ chế tự điều hòa thân nhiệt sẽ suy giảm dần khiến cơ thể bị tác động và nóng lên rất nhanh sau đó - hiện tượng này được gọi là tăng nhiệt trung tâm.
Kiệt sức do nhiệt được xem là một dấu hiệu nguy hiểm. Vì thế, khi nhận thấy cơ thể bắt đầu có các dấu hiệu như mạch đập nhanh, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, giảm thị lực thì cần phải bổ sung nước và đứng nghỉ trong bóng râm một lúc. Việc này sẽ giúp làm mát cơ thể, tránh tình trạng kiệt sức do nhiệt có thể biến thành sốc nhiệt nếu cơ thể bạn bị quá nóng và bắt đầu mất nước hay muối.
Nếu bạn tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc thời tiết nắng nóng trên 1 tiếng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 40 độ C, lúc này, nguy cơ sốc nhiệt có thể xảy ra. Sốc nhiệt là hiện tượng nghiêm trọng thứ hai của tổn thương do nhiệt - khi cơ chế tự điều hòa thân nhiệt đã bị rối loạn, kèm theo mất nước và kiệt sức khiến nhiệt độ cơ thể không ngừng tăng lên. Đó là một tình huống nguy hiểm. Sốc nhiệt có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, tiêu cơ vân và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng sốc nhiệt đó là đau nửa đầu, khó thở, buồn nôn hoặc nôn, nóng bừng mặt. Những triệu chứng sốc nhiệt nguy hiểm hơn bao gồm: sốt cao, ngất xỉu (kiệt sức vì nóng), nặng sẽ dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh như mê sảng, rối loạn hô hấp như thở nhanh, rối loạn tim mạch.
Đột quỵ não chính là hiện tượng nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt. Thời gian gần đây, tình trạng đột quỵ não do thời tiết nắng nóng khắc nghiệt đang không ngừng tăng lên, phần lớn đến từ các đối tượng bị cao huyết áp, tim mạch hoặc thiếu máu lên não,... Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ dưới trời nắng là đột ngột mất ý thức, ngất, da nóng ran, nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 41 độ C hoặc hơn.
Nguyên nhân là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu có thể khiến độ nhớt của máu tăng, hồng cầu bị cô đặc, do đó dễ hình thành cục máu đông, đây là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ do nhồi máu não. Tình trạng hồng cầu cô đặc còn làm giảm oxy lên não, tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương tế bào não. Nắng nóng khiến thân nhiệt tăng, đồng thời kích thích làm tăng huyết áp, do đó nguy cơ đột quỵ cũng gia tăng.
1. Mọi người cần mặc quần áo dài và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh nắng mỗi khi ra ngoài trời.
Đừng quên sử dụng kem chống nắng để hạn chế sự tác động của tia UV lên da (Ảnh: Internet)
2. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát, chọn màu sáng để tránh hút nắng.
3. Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Nên nghỉ ngơi từ 10 - 15 trong bóng râm sau mỗi 30 phút hoạt động ngoài trời để làm mát cơ thể.
4. Tránh đột ngột di chuyển từ phòng điều hòa ra ngoài nắng và ngược lại, phải có thời gian để cơ thể thích ứng với nhiệt độ môi trường.
Thời điểm nắng nóng gay gắt và kéo dài sẽ khiến chúng ta gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Nên mọi người cần hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng, trong trường hợp bắt buộc thì phải có những biện pháp che chắn kĩ lưỡng để hạn chế mọi nguy cơ xấu có thể xảy ra.
Xem thêm: Cảnh báo đến dân văn phòng, ngồi quá 8 tiếng có thể đối mặt nguy cơ đột tử đến 50%
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin