Hợp tác quảng cáo

Cách bảo quản thức ăn để qua đêm trong tủ lạnh mà nhiều người chưa biết

Trước hết, chúng ta phải làm rõ một điều: cái gọi là “đồ ăn để qua đêm” không chỉ là đồ ăn từ hôm trước và để sang hôm sau. Nói một cách khoa học, những món ăn đã chế biến trên 8-10 giờ đều là những đồ ăn để qua đêm.

Ăn thức ăn để qua đêm có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Điều này là do trong quá trình bảo quản và hâm nóng thức ăn qua đêm dễ làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng, dễ sinh sôi vi khuẩn, gây khó chịu đường tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc thực phẩm sau khi ăn.

Nếu đảm bảo điều kiện bảo quản tốt để giảm ô nhiễm thứ cấp từ vi khuẩn lạ, một số món ăn để qua đêm vẫn có thể ăn bình thường, nhưng nếu bảo quản không đúng cách, một số thực phẩm chỉ để được vài giờ cũng đã bị hư hỏng hoặc sinh ra các chất độc hại, sau khi ăn rất có hại cho sức khỏe.

Trên thực tế, thức ăn để qua đêm có an toàn hay không, có ăn được hay không, quan trọng nhất là ở điều kiện bảo quản. Hãy chú ý đến những điều kiện sau để bảo quản thức ăn được tốt nhất.

1. Ưu tiên bảo quản món thịt hơn là món chay

Khi thức ăn còn thừa sau bữa ăn, nên ưu tiên ăn hết các món rau, các món thịt có thể để dành cho bữa sau.

Đối với rau lá xanh: thời gian bảo quản 0 ngày (món nguội nên ăn càng sớm càng tốt).

Cơm, bún, mỳ: thời gian bảo quản 1 đến 2 ngày

Thịt gia súc, gia cầm và các món thịt: thời gian bảo quản không quá 3 ngày.

Cach bao quan thuc an de qua dem trong tu lanh ma nhieu nguoi chua biet
Khi thức ăn còn thừa sau bữa ăn, nên ưu tiên ăn hết các món rau, các món thịt có thể để dành cho bữa sau.

2. Cho vào tủ lạnh khi còn nóng

Thức ăn thừa hay thức ăn đã nấu sẵn để ở nhiệt độ phòng càng lâu thì nguy cơ vi khuẩn phát triển càng cao. Một số vi khuẩn này tạo ra độc tố mà việc nấu ăn thông thường tại nhà không thể tiêu diệt được.

Do đó, khi các món ăn đã nguội đến nhiệt độ không còn quá nóng, bạn hãy cho vào hộp ngăn mát tủ lạnh, đừng đợi nguội hoàn toàn.

3. Cho thức ăn thừa phù hợp với vị trí trong tủ lạnh

Tầng trên của khu vực làm lạnh: bạn có thể đặt thức ăn thừa và thức ăn đã nấu chín khác.

Ngăn lạnh giữa: Thích hợp cho trái cây và rau củ.

Khu vực làm lạnh thấp nhất: bạn nên đặt trứng, các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ đậu nành và thịt bạn muốn ăn vào ngày hôm đó.

Cach bao quan thuc an de qua dem trong tu lanh ma nhieu nguoi chua biet
Việc tách riêng thực phẩm sống và chín theo cách này giúp ngăn một số ký sinh trùng và vi khuẩn có trong thực phẩm sống rơi vào thực phẩm chín như thức ăn thừa.

Việc tách riêng thực phẩm sống và chín theo cách này giúp ngăn một số ký sinh trùng và vi khuẩn có trong thực phẩm sống rơi vào thực phẩm chín như thức ăn thừa, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

4. Hâm nóng kỹ trước khi ăn

Luôn hâm nóng kỹ thức ăn thừa trước khi ăn, đặc biệt là thịt. Làm nóng kỹ có nghĩa là làm nóng toàn bộ đến 100 độ C và giữ cho nó sôi trong hơn 3 phút.

Để tránh tình trạng nóng không đều, bạn hãy dùng đũa, nĩa và các dụng cụ khác để nhìn vào bên trong thức ăn, đảm bảo bên trong đã nóng hoàn toàn rồi mới lấy ra khỏi chảo.

Cach bao quan thuc an de qua dem trong tu lanh ma nhieu nguoi chua biet
Làm nóng kỹ có nghĩa là làm nóng toàn bộ đến 100 độ C và giữ cho nó sôi trong hơn 3 phút.

Nói chung, tốt nhất là nấu một lượng thực phẩm vừa đủ cho bữa ăn và ăn hết. Nếu còn thừa, bạn có thể xử lý theo 4 điều trên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Xem thêm: Khi bạn không thể giảm cân dù đã tuân thủ đúng các yếu tố, hãy thử 4 phương pháp sau

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo