Các vết bỏng xuất phát từ nguyên nhân do bô xe máy hay dầu mỡ do nấu ăn thường sâu và nặng hơn. Vì thế nếu không được xử lý đúng cách sẽ làm vết bỏng nặng hơn, thậm chí nhiễm trùng...
Các bước chữa vết bỏng phồng rộp:
- Bước đầu sơ cứu bỏng nếu không làm mát ngay với nước mát thì những vết bỏng này thường bị phồng nước lên luôn.
- Khi vết phồng rộp bị vỡ, chúng ta cần chăm sóc kĩ lưỡng để tránh nhiễm khuẩn và đảm bảo cho vết thương mau lành.
- Sau đó cần thường xuyên rửa vết bỏng phồng rộp vỡ, cũng như thay miếng dán trên vết phồng rộp. Trước khi thay miếng dán khác nên nhẹ nhàng rửa sạch vết bỏng rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh. Bạn nên sử dụng miếng dán đến khi vết phồng rộp lành hoàn toàn.
- Nếu vết thương có hiện tượng ngứa vì lên da non, bạn không nên gãi cũng như động vào vết thương nhiều. Cần giữ cho vết thương thoáng mát và khô ráo, có thể thấm ướt một miếng khăn sạch trong nước đá và đắp lên vùng da đang lành. Nên nhớ rửa da phồng rộp lại và bôi thuốc mỡ, băng lại.
- Lấy miếng da bị bong sau khi vết thương không còn bị đau, vùng da phía dưới vết phồng dần lành, không bị mềm, bạn có thể gỡ miếng da cũ bằng các dụng cụ tiệt trùng. Nếu có hiện tượng bị viêm nhiễm cần đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời: Vết thương đỏ rát, sưng phồng, có mủ, sốt, đau đớn…
Chú ý: Các vết bỏng phồng rộp đều có khả nặng tự lành tự nhiên và trong thời gian khoảng 1 tuần, nên bạn cần quan sát, chăm sóc vết thương trong thời gian đó. Đừng quá lo lắng khi vết bỏng bị vỡ, sơ cứu và chăm sóc đúng cách, hoặc để hoàn toàn yên tâm, hãy gặp bác sĩ để có những lời khuyên cũng như điều trị cần thiết và tốt nhất cho cơ thể của bạn.
Thanh Quế
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình, NXB Y học