Dịch sốt xuất huyết, một bệnh tái phát theo mùa do muỗi gây ra và cũng khiến tỷ lệ nhập viện cao. Căn bệnh này hiện không có vaccine và việc chống lại sự lây nhiễm tập trung vào các biện pháp phòng ngừa.
Mặc dù điều quan trọng là chúng ta phải ngăn ngừa nhiễm bệnh. Nhưng những người không may mắc bệnh sốt xuất huyết phải biết các biện pháp để xác định dấu hiệu bị nhiễm bệnh nặng, khi nào cần đến sự trợ giúp và thực hiện đúng chế độ ăn uống để phục hồi nhanh hơn.
Các dấu hiệu sốt xuất huyết nặng cần đề phòng
Thông thường, với bệnh sốt xuất huyết, các triệu chứng có thể rất khó hiểu nên cũng khó các định thời điểm và cách thức một người bị nhiễm bệnh nặng. Tuy nhiên, số lượng tiểu cầu thấp được cho là dấu hiệu báo trước các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết.
Với bệnh sốt xuất huyết, các triệu chứng có thể rất khó hiểu nên cũng khó các định thời điểm và cách thức một người bị nhiễm bệnh nặng. |
Vì sốt xuất huyết là một tình trạng có thể xấu đi nhanh chóng, các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nên làm các xét nghiệm chức năng gan cần thiết, cùng với chụp chiếu định kỳ để đánh giá số lượng máu và tiểu cầu trong cơ thể, trong giai đoạn nhiễm bệnh và phục hồi sau đó.
Sau đây là những dấu hiệu phức tạp nhất của bệnh sốt xuất huyết nặng và cần được thăm khám sớm nhất:
- Đau bụng
- Chóng mặt và lú lẫn
- Thở nhanh
- Nôn ra máu
- Chấm xuất huyết ngoài da
- Phát ban
- Chảy máu mũi và nướu
- Dấu hiệu sớm của tổn thương gan
- Cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn hoặc cáu kỉnh
Cách phục hồi sau bệnh sốt xuất huyết: Những điều nên làm và không nên làm
Khi nói đến việc chống lại bệnh sốt xuất huyết, tập trung vào chế độ ăn uống cũng quan trọng như các khía cạnh điều trị khác. Một mặt, điều quan trọng là phải uống thuốc, bổ sung đầy đủ chất lỏng cung cấp nước cho cơ thể và chế độ ăn uống cũng cần được chú trọng.
Khi nói đến việc chống lại bệnh sốt xuất huyết, tập trung vào chế độ ăn uống cũng quan trọng như các khía cạnh điều trị khác. |
Mặc dù có một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng là điều cần thiết để chống lại bệnh tật, nhưng có một số loại thực phẩm được cho là giúp phục hồi nhanh hơn sau nhiễm bệnh và cũng giúp tăng số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
Một phương thuốc truyền thống, được tin dùng từ lâu là lá đu đủ, được cho là rất giàu enzym và chất chống oxy hóa có tác dụng giúp ổn định số lượng tiểu cầu trong máu và hỗ trợ phục hồi.
Ngoài ra, các loại thực phẩm như lựu, nghệ, kiwi, bông cải xanh, các loại trái cây và rau theo mùa khác hoạt động rất tốt trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, bổ sung vitamin C và các chất dinh dưỡng cần thiết để chống lại bệnh sốt xuất huyết.
Mặt khác, vì bệnh sốt xuất huyết có ảnh hưởng lớn đến tiêu hóa và khiến một người khó ăn uống. Nếu bạn đang đảm bảo phục hồi nhanh hơn, dễ dàng hơn, hãy tránh ăn nhiều thức ăn cay, nhiều dầu mỡ và các món chiên.
Những thực phẩm như vậy không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến hệ tiêu hóa đang hồi phục mà còn làm tăng các thông số quan trọng bao gồm cả lượng đường và huyết áp.
Một số chuyên gia cũng khuyên mọi người không nên ăn chay trong giai đoạn phục hồi sức khỏe. Hãy nhớ rằng rất nhiều chất lỏng bị mất trong quá trình hồi phục và để tránh các biến chứng của tình trạng mất nước, bạn nên hạn chế tối đa đồ uống có chứa cafein, đường và đồ uống có ga.
Thay vào đó là tăng cường bổ sung thêm đồ uống lành mạnh như nước dừa, nước trái cây, dung dịch ORS và các chất lỏng bổ sung nước khác.
Sốt xuất huyết là căn bệnh thường gặp nhưng những trường hợp bệnh nặng cũng có nguy cơ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hãy chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng và thực hiện chế độ ăn uống tốt để đảm bảo an toàn và sớm phục hồi.
Xem thêm: Chụp X-quang cho thấy sự khác biệt đáng kinh ngạc mà vaccine COVID-19 thực sự tạo ra
Ánh Dương
Theo Người đưa tin