Hợp tác quảng cáo

Cha mẹ lưu ý, béo phì chính là tác nhân kìm hãm sự phát triển não bộ của trẻ

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, béo phì là một trong những tác nhân khiến não bộ trẻ kém phát triển. Để bảo đảm sự phát triển toàn diện của con em, các bậc phụ huynh cần chủ động kiểm soát cân nặng và có chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ nhà mình.

Béo phì ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ như thế nào?

Dựa trên thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỷ lệ trẻ em béo phì đang tăng nhanh gấp 2,2 lần, từ 8.5% (năm 2010) lên thành 19% (gần cuối năm 2020). Trong năm 2020 tính riêng, tỷ lệ béo phì tại các khu vực trung tâm - thành thị chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%. Điều này đồng nghĩa, cứ 10 trẻ thì sẽ có 4 em bị thừa cân - béo phì.

Vấn đề cần bàn tới là hơn 53% phụ huynh không có nhận thức, hoặc không quan tâm con mình đang bị béo phì - dù tự họ biết rằng béo phì là không tốt. Việc chủ quan không kiểm soát chế độ ăn uống, và thụ động trong chuyện kiểm tra cân nặng cho con theo định kỳ là những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh béo phì của trẻ phát triển nặng.

Cha me luu y, beo phi chinh la tac nhan kim ham su phat trien nao bo cua tre
Biến chứng có thể nhận thức được của bệnh béo phì đó là trẻ bị đau nhức cơ thể - chân tay hay xương khớp, giới hạn chiều cao. Nếu cha mẹ có đưa con đi khám thì mới biết được con mình bị đang bị thừa cân, béo phì từ bác sĩ (Ảnh: Internet)

Hệ quả của béo phì không dừng lại ở những tổn hại về thể chất, mà còn là trí não của trẻ. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, tình trạng béo phì do thói quen ăn uống không lành mạnh (chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa) có thể làm suy yếu khả năng tư duy, ghi nhớ và cản trở khả năng kiểm soát xung động (hành động mang tính bộc phát) của trẻ. 

Nguyên nhân là vì các chất độc hại trong đường bổ sung hoặc chất béo chuyển hóa có thể khiến thể tích của vùng hồi hải mã, và khối lượng chất trắng trong não bị suy giảm.

- Vùng hồi hải mã: có vai trò quan trọng đối với trí nhớ, giữ chức năng điều hành các vùng trong não. Khi thể tích của vùng hồi hải mã bị suy giảm, khả năng kiềm chế của trẻ cũng ảnh hưởng theo (dẫn đến việc trẻ thường xuyên thèm ăn mặc dù không đói), đồng thời khả năng ghi nhớ cũng kém đi.

- Chất trắng trong não thì lại có vai trò trong việc truyền tải các tín hiệu thần kinh, giúp các vùng não bộ phối hợp nhịp nhàng để tập trung, suy nghĩ và xử lý vấn đề nhanh hơn. Khi khối lượng chất trắng trong não bị thu nhỏ, hoạt động não bộ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ khó tiếp thu kiến thức mới, dễ bị phân tâm, hạn chế trong việc đưa ra quyết định.

Bên cạnh đó, trẻ béo phì cũng dễ bị ảnh hưởng tâm lý và phải đối diện với nguy cơ trầm cảm, dẫn đến ít chủ động tương tác hoặc né tránh các hoạt động học tập, vui chơi cùng bạn bè. 

Cha me luu y, beo phi chinh la tac nhan kim ham su phat trien nao bo cua tre
Trầm cảm cũng là yếu tố khiến trẻ béo phì kém thông minh hơn các bạn đồng trang lứa. Vì yếu tố tâm lý cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hoàn thiện trí não (Ảnh: Internet)

Cha mẹ nên làm gì để hạn chế được nguy cơ béo phì cho trẻ?

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ

Cha mẹ nên hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều chất béo chuyển hóa (như khoai tây chiên, gà rán,...), thực phẩm chế biến sẵn và các loại thực phẩm có đường bổ sung (như kem, bánh ngọt, kẹo,...) vì đây đều là các tác nhân gây ra tình trạng béo phì, thừa cân ở trẻ. 

Thay vào đó, cha mẹ nên khuyến khích con ăn các thực phẩm có chứa protein nạc (có trong thịt bò, thịt heo,..), chất béo tốt (các loại cá béo, hải sản, trái bơ,...) chất xơ (rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên cám,...) để vừa nạp đủ các dưỡng chất thiết yếu nhưng vẫn kiểm soát được cân nặng của con.

2. Động viên các con tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất 

Hãy khuyến khích các con chủ động tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất. Vì vận động sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch một cách tự nhiên nhất. 

Vận động thường xuyên còn giúp trẻ phát triển chiều cao, duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng và lứa tuổi, giảm tối đa nguy cơ gây bệnh thừa cân, béo phì và các bệnh lý tim mạch, ung thư về sau. Ngoài ra, hoạt động thể lực hỗ trợ trẻ ăn ngon, ngủ sâu, tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và cải thiện các vấn đề tinh thần như căng thẳng, trầm cảm, lo âu.

Cha me luu y, beo phi chinh la tac nhan kim ham su phat trien nao bo cua tre
Cha mẹ nên khuyến khích các con tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất để vừa nâng cao sức khỏe, vừa hạn chế tình trạng béo phì (Ảnh: Internet)

3. Theo dõi sức khoẻ của trẻ theo định kỳ

Các bậc cha mẹ nên ghi nhớ lịch theo dõi sức khỏe của con trẻ, thường là từ 3 - 6 tháng/ lần. Biện pháp này giúp phụ huynh có thể bắt kịp sự phát triển thể chất của con một cách chính xác nhất, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và hoạt động rèn luyện thể chất sao cho phù hợp. 

4. Xét nghiệm gen để xác định nguy cơ béo phì

Gen là yếu tố di truyền bẩm sinh, có thể quyết định tỷ lệ mắc bệnh béo phì ở trẻ là cao hay thấp. Khi phát hiện con mình có xu hướng thừa cân, cha mẹ nên đưa các con đi xét nghiệm để kiểm tra xem con có nguy cơ mắc bệnh béo phì di truyền hay không. Nếu có thì nên xây dựng chế độ tập luyện và ăn uống nghiêm ngặt hơn để hạn chế mọi yếu tố có thể dẫn tới bệnh béo phì ở trẻ.

Bệnh béo phì gây hại rất nhiều đến sức khỏe, tinh thần cũng như đời sống của người bệnh, đặc biệt là ở trẻ em. Tỷ lệ gia tăng như hiện nay một phần là do động thái chủ quan từ cha mẹ. Do đó, các bậc phụ huynh cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống và rèn luyện của trẻ nhằm phòng tránh tình trạng béo phì ở trẻ.

Xem thêm: Chỉ cần áp dụng 4 cách "lười biếng" sau, chị em sẽ ngày càng trẻ đẹp - khoẻ mạnh

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Gia đình khỏe

Giảm béo