Dựa theo nhiều kết quả khảo sát được công bổ bởi các tổ chức nha khoa, ta biết được rằng Việt Nam có tỷ lệ sâu răng vô cùng cao. Trong đó, có hơn 85% trẻ em từ 6 - 12 tuổi mắc tình trạng sâu răng sữa với số răng sâu trung bình là 6 chiếc.
Các chuyên gia nha khoa khẳng định, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng tăng cao như vậy là do trẻ không được chăm sóc hoặc hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách. Theo đó, ngoài sâu răng, trẻ có thể phải đối mặt với các vấn đề khác như viêm lợi, hôi miệng, viêm tủy răng, đau nướu răng, dễ chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi, răng có các đốm đen. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể lan đến tủy răng và dẫn tới mất răng ở trẻ nhỏ. Khi lớn lên, răng của trẻ sẽ dễ bị lệch lạc, thiếu thẩm mỹ.
Vì vậy, để giúp bảo vệ sức khoẻ răng miệng của trẻ ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên nắm rõ 5 nguyên tắc sau đây.
Đây chính là điều đầu tiên mà cũng là quan trọng nhất trong 5 nguyên tắc bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ mà bất kỳ phụ huynh nào cũng cần phải nhỡ.
Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng việc vệ sinh răng miệng ở trẻ nhỏ không thật sự quá cần thiết, và dù trẻ không thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn. Nhưng đây mới chính là nguyên nhân khiến trẻ mắc phải các tình trạng như sâu răng, sún răng, viêm nướu.
Các nha sĩ chia sẻ, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa ở tháng thứ 6 và kéo dài đến năm 2 tuổi. Trong thời gian này, đối với trẻ dưới 1 tuổi thì sau khi ăn dặm mẹ nên làm sạch nướu của con bằng cách sử dụng gạc vệ sinh răng miệng hoặc dùng khăn ẩm quấn quanh ngón tay, sau đó lau nhẹ nhàng trên nướu. Tiếp đến, khi trẻ đạt độ tuổi từ 2 tuổi trở lên, cha mẹ nên dạy bé dần thói quen đánh răng, có thể thông qua việc cùng đánh răng với con, hoặc tạo sự thích thú để con quen dần với việc chải răng mỗi ngày hai lần.
Ở từng độ tuổi khác nhau, sức khỏe của răng cũng có sự khác biệt tương đối. Khi lựa chọn loại bàn chải cho bé, cha mẹ cần chú ý đến kích thước bàn chải, chất lượng bàn chải. Các chuyên gia khuyên rằng phụ huynh nên chọn loại bàn chải lông mềm, mịn để giúp bé có thể tự chải răng mà không làm tổn thương đến lợi.
Song song việc lựa chọn bàn chải sao cho phù hợp, cha mẹ cũng cần suy xét để lựa chọn được dòng kem đánh răng phù hợp với độ tuổi, giúp việc vệ sinh răng miệng của bé đạt hiệu quả cao nhất mà không gây hại trong quá trình sử dụng.
Các chuyên gia nha khoa khuyến nghị phụ huynh nên sử dụng các loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ bởi chúng có lượng Flour phù hợp để giúp bảo vệ răng miệng trẻ trước các tác nhân gây bệnh (Ảnh: Internet) |
Ở giai đoạn trẻ có thể tự vệ sinh răng miệng mà không cần có sự hướng dẫn của người lớn - cụ thể là từ 3 tuổi trở lên - cha mẹ nên hướng dẫn cho con trẻ cách sử dụng nước muối để suc miệng. Chúng ta đều biết rằng nước muối có công dụng kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả, Chính vì thế, sau khi đánh răng bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối để hoàn toàn loại bỏ được vi khuẩn trong khoang miệng.
Một điều cần lưu ý đó là cha mẹ phải nhắc nhở trẻ sau khi súc miệng từ khoảng 20 - 40 giây thì nên nhổ ngay, không được nuốt (Ảnh: Internet) |
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích cha mẹ hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn ở kẽ răng. Thông qua đó ngăn ngừa được vi khuẩn, mảng bám cao răng hình thành, hạn chế được bệnh lý răng miệng như sâu răng, sún răng hay viêm nướu.
Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên hạn chế mọi loại thực phẩm có chứa chất làm ngọt như bánh, kẹo, kem, thức uống có gas,... cho trẻ vì loại đường bổ sung có trong nhóm đồ ăn này sẽ là tác nhân làm phá vỡ men răng và gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên bổ sung đường tự nhiên cho trẻ thông qua các thực phẩm giàu xơ như trái cây, các loại hạt để trẻ vẫn được bổ sung đường đầy đủ nhưng không gây hại cho rằng.
Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn với liều lượng nhất định, lạm dụng đường trái cây có thể làm phản tác dụng gây ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ, đồng thời làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
Khám răng định kỳ cho trẻ không những giúp trẻ phát hiện được những bệnh lý răng miệng như: sâu răng, răng mọc lệch, viêm lợi, răng sữa hư tổn,… mà còn là giải pháp để trẻ có được một hàm răng khỏe khoắn, không ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa những biến chứng xấu xảy ra. Thông thường việc khám răng định kỳ cho trẻ nên thực hiện trong vòng 6 tháng/lần. Hiệp hội nha khoa trẻ em tại Mỹ khuyến cáo rằng nên đưa trẻ đến khám ngay khi vừa có dấu hiệu mọc chiếc răng đầu tiên hoặc không trễ hơn ngày sinh nhật đầu tiên của bé.
Sức khoẻ răng miệng của trẻ có tốt hay không phần lớn đều phụ thuộc vào cách quan tâm của phụ huynh. Vì vậy, cha mẹ nên “bỏ túi” 5 nguyên tắc trên để cùng chung tay bảo vệ “sức khoẻ nụ cười” của trẻ nhé!
Xem thêm: Cảnh báo 2 nguyên nhân khiến sốt xuất huyết trở nặng và bí quyết phòng ngừa bệnh hiệu quả
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin