Việc uống nước là thói quen không chỉ tốt mà còn được xem là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Do nước giúp điều tiết thân nhiệt và duy trì chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, chăm uống nước là một điều rất đáng khen, nhưng uống quá nhiều nước thì lại là điều không nên. Vì sao lại vậy?
Theo nhiều báo cáo được đăng tải trên các tạp chí y khoa gần đây, có 2 người phụ nữ đã gặp tình trạng nguy kịch (với 1 đã tử vong và 1 phải nhập viện để theo dõi) do đã uống quá nhiều nước. Điều này đã làm mọi người xôn xao vì hầu như ai cũng nghĩ chăm uống nước là điều đáng khuyến khích, và càng uống nhiều sẽ nước càng tốt.
Từ thông tin trên, các chuyên gia sức khỏe nghĩ rằng trách nhiệm của họ đó là nâng cao nhận thức của mọi người trong việc uống nước. Vì như chúng ta có thể thấy, chỉ với hành động rất nhỏ là uống nước nhưng nếu chúng ta không biết và không hiểu đủ về nó, sự nguy hiểm vẫn rình rập quanh ta.
Đầu tiên, mọi người cần hiểu là nước đối với con người cực kỳ quan trọng, vì “70% trọng lượng cơ thể của chúng ta là nước”. Theo các chuyên gia sức khỏe, nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, làm trơn mạch máu giúp việc vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các cơ quan - tế bào trong cơ thể trơn tru hơn. Đặc biệt, nhờ vào nước, cơ thể có thể tự điều hòa thân nhiệt ở ngưỡng cân bằng (khoảng 37 độ C) khi có sự thay đổi về thời tiết hay nhiệt độ. Từ những điều trên cho thấy, nước có ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe và các hoạt động sống của cơ thể.
Về cơ bản, chúng ta sẽ cần từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Nhưng thực tế thì nhu cầu uống nước ở mỗi người là khác nhau, nó còn tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng, tính chất công việc và sức khỏe thực tế - nên chắc chắn sẽ có người uống nhiều hơn hoặc ít hơn mức trung bình.
2 - 2,5 lít nước tương đương từ 7 - 9 cốc nước/ ngày (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, đâu là giới hạn cho việc uống nước? Đó là không uống quá 5 lít nước hoặc hơn 20 cốc nước/ ngày.
Vì uống nước quá nhiều nước có thể khiến thận không thể loại bỏ lượng nước dư thừa. Hàm lượng natri trong máu trở nên loãng - hay còn được gọi là được gọi là hạ natri máu. Trong khi đó, natri là một nguyên tố quan trọng giúp giữ cân bằng chất lỏng trong và ngoài tế bào. Khi mức độ của nó giảm xuống do lượng nước trong cơ thể cao, chất lỏng sẽ xâm nhập vào bên trong các tế bào. Sau đó, các tế bào phù lên tăng nguy cơ bị co giật, hôn mê, rối loạn chức năng não, khiến ta bắt đầu rơi vào trạng thái như lú lẫn, buồn ngủ và đau đầu. Nếu áp lực này tăng lên, nó có thể gây ra các tình trạng như tăng huyết áp và nhịp tim chậm.
Tình trạng hạ natri máu có thể gây đe dọa tính mạng bằng những tình trạng sức khỏe kể trên nếu không được nhân viên y tế xử trí kịp thời (Ảnh: Internet)
Và chắc chắn là không chỉ thói quen uống quá nhiều nước gây hại sức khỏe, thực tế thì chúng ta còn có nhiều thói quen xấu khi uống nước khác khiến sức khỏe bị đe dọa, chẳng hạn như với những thói quen được liệt kê dưới đây. Các chuyên gia sức khỏe lên tiếng cảnh báo, nếu mọi người không sớm từ bỏ những thói quen xấu này, thì đừng trách sao tuổi thọ suy giảm.
Nước thô, nước không tên là loại nước không qua bất kỳ quá trình xử lý nào, được chảy trực tiếp từ các đường ống nước hoặc nước ở các con sông hoặc suối hoang dã. Uống loại nước này không đảm bảo vệ sinh, vì nó có thể chứa một số lượng lớn clo, nhiều vi khuẩn, trứng côn trùng và các chất độc hại khác, có thể gây bệnh cho cơ thể con người.
Hơn nữa, với một số bệnh lây lan qua phân, nếu nguồn nước có chứa phân của những người bệnh này thì rất dễ sẽ trở thành nguồn lây nhiễm.
Do đó, khi uống nước, bạn hãy nhớ chỉ nên uống nước tinh khiết hoặc nước khoáng, nước đun sôi. (Ảnh: Internet)
Mặc dù uống nước nóng có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, nhưng có sự khác biệt trong nhiệt độ nước lại có thể quyết định nó mang lại lợi ích hay đem đến tai họa. Với nước quá nóng trên 65 độ C có thể làm hỏng màng nhầy của thực quản hoặc dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thực quản, bệnh dạ dày, đặc biệt là ung thư.
Niêm mạc thực quản có thể chịu được nhiệt độ lên đến 50 độ C, nếu vượt quá 50 độ C thì niêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương. Vì vậy, khi bạn uống nước, hãy cố gắng chờ cho nước nguội bớt ở khoảng nhiệt từ 37 độ đến dưới 40 độ rồi mới uống.
Ngược lại, khi bạn uống nước quá lạnh sẽ vô tình làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, dẫn đến tình trạng khô, rát họng, viêm họng. Ngoài ra còn làm các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy. Và sẽ càng nguy hiểm hơn khi bạn uống nước lạnh ngay sau khi vừa ăn xong. Vì khi bạn vừa nạp thức ăn xong, uống nước lạnh sẽ làm đông lạnh những chất dầu mỡ có trong thức ăn bạn vừa ăn xong, làm cho quá trình tiêu hóa chậm đi. Các chất này sẽ bám quanh ruột, biến thành chất béo, về lâu dài tăng nguy cơ gây ung thư.
Đây là một thói quen rất phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ chúng ta. Nhưng bạn có biết, khi bạn cảm thấy khát thì cũng có nghĩa là cơ thể đã mất đi 1% lượng nước cần thiết. Cơn khát đến cũng giống như hình ảnh nước tràn ly, tức là chỉ khi sự mất nước thật sự báo động thì cơ thể mới báo khát.
Uống nước không chỉ để thỏa mãn cơn khát mà còn góp phần tham gia vào quá trình trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.
Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến các bệnh về tim, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, và điều này thì không có lợi cho sức khỏe.
Xem thêm: 3 loại trứng này khiến lượng đường máu dao động đáng kể, người bệnh tiểu đường nên hạn chế
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin