Hợp tác quảng cáo

Chế độ ăn cân bằng axit sẽ giúp bạn khỏe mạnh tuyệt đối

Chế độ ăn dư axit/kiềm sẽ gây ra các bệnh về thận, dạ dày, suy yếu thần kinh, ung thư... cũng khiến cho cơ thể bứt rứt, khó chịu, co rút cơ, kích thích hệ thần kinh. Cân bằng axit - kiềm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh tuyệt đối.

Một người nặng 50kg, thì chứa 35kg dịch axit và kiềm. Cơ thể con người chiếm 70% trọng lượng là dịch lỏng chứa Hydro. Vì thế nên vai trò của kiềm và axit rất quan trọng. Nguyên tố tạo kiềm di chuyển trong máu, còn nguyên tố tạo axit di chuyển lên não.

Độ pH trong cơ thể người

Độ pH bình thường trong máu người nằm ở mức 7.365, hơi kiềm một chút. Nguyên nhân là vì cơ thể của chúng ta chỉ có thể hoạt động ổn định với một biên độ pH rất nhỏ.

Nếu độ pH trong máu rơi xuống quá mức 6.95, tức là trong máu quá ít ôxy, tim sẽ đập chậm dần lại, tiến tới ngừng đập. Mặt khác, nếu độ pH trong máu tăng quá mức 7.7 thì sẽ gây ra hiện tượng co giật cơ bắp, tim sẽ bị co thắt dẫn đến ngừng đập.

Nhân tố ảnh hưởng đến độ pH trong máu

Điều kiện tâm sinh lý: Khi chúng ta bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone mang tính axit như cortisol hay adrenaline, khiến máu bị nhiễm axit. Hoạt động của cơ thể luôn tạo ra các axit như axit sulphuric, axit acetic và axit lactic. Nếu thận yếu thì những axit này không thể bị đào thải, sẽ làm cho dịch cơ thể bị nhiễm axit.

Chế độ ăn:

Dư protein sẽ khiến cơ thể bị dư thừa axit. Bởi vì khi protein bị phân hủy sẽ sinh ra u-rê trong máu. U-rê sẽ làm cho thận thải ra quá nhiều nước, cùng với những khoáng chất tạo kiềm. Vì thế nếu tiêu thụ quá nhiều protein thì sẽ tạo điều kiện axit trong máu.

Khoáng chất cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến độ pH. Thức ăn giàu các nguyên tố tạo kiềm như canxi, magie, kali làm tăng độ pH trong máu trong khi các thức ăn có nhiều photpho hay sulfua sẽ làm giảm độ pH trong máu.

Dư chất béo cũng dẫn đến sự dư thừa axit trong máu. Vì chất béo không hòa tan trong nước, nếu thường xuyên ăn quá nhiều thực phẩm chất béo thì những cục chất béo không tan sẽ trôi nổi trong động mạch đi tới các mao mạch. Điều này sẽ làm tắc nghẽn các mao mạch, dẫn đến việc ngừng cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy, làm cho tế bào ở phần cuối mao mạch tắc nghẽn và chết. Tế bào chết đi, lại biến đổi thành axit.

Tác động của sự dư thừa Axit đến cơ thể

Những hoạt động của cơ thể như hô hấp, trao đổi chất hay tập thể dục tạo nên hoạt động axit hóa của cơ thể. Khi đó, lại dùng thêm nhiều thức ăn tạo axit sẽ gây ra sự dư thừa axit trong máu, kéo theo nhiều hệ quả không tốt cho cơ thể. Những lúc này cần tăng cường thêm những thực phẩm kiềm để trung hòa lượng axit dư đó.

Ức chế thần kinh: Khi máu trong cơ thể bị nhiễm axit, hệ thần kinh sẽ bị ức chế làm cho chúng ta không thể tỉnh táo, suy nghĩ sáng suốt như bình thường. Dư thừa axit cũng gây nên trạng thái tâm lý căng thẳng, uể oải.

Mệt mỏi: Làm việc quá nhiều, ăn quá nhiều thức ăn tạo axit mạnh như thịt sẽ làm tăng lượng CO2, H2CO3 trong máu, gây tổn thương trung tâm hô hấp và làm yếu nhịp thở. Thở yếu, làm giảm lượng ôxy vào cơ thể. Cơ thể không được cung cấp đủ Oxy sẽ gây mệt mỏi.

Bệnh tật và ung thư:

Khi axit vào trong dịch ngoài bào sẽ giết chết các tế bào thần kinh nối liền với não bộ, vào trong dịch nội bào sẽ phá hủy nhân tế bào. Các hệ quả ban đầu xuất hiện là mệt mỏi, uể oải, dễ bị cảm lạnh và tiếp theo có thể là đau đầu, tức ngực, đau dạ dày.

Khi máu bị nhiễm axit thì cơ thể tích tụ những axit dư thừa ở một số vùng trong cơ thể, làm cho máu không còn khả năng duy trì được điều kiện kiềm nữa. Nếu xu hướng này cứ gia tăng, một số tế bào sẽ chết và tự biến thành axit.

Nói cách khác, thay vì chết như một số tế bào thông thường trong môi trường axit, một số tế bào vẫn sống sót và trở thành tế bào ác tính. Tế bào ác tính không phù hợp với chức năng của não và không phù hợp với mã hóa AND của cơ thể sẽ phát triển không hạn định và vô tổ chức, gây nên bệnh ung thư.

Tính axit hoặc kiềm của một số thực phẩm:

1. Rất kiềm: Gồm những loại rau non, tươi; trái cây mọc hoang được hái chín cây. Dưa tây (melon) được xem là có tính kiềm mạnh, kế đó là chà là, xoài, đu đủ, những loại dịch ép trái cây tươi, nước ép dược liệu, rau cải ăn sống, xà lách xoong, rong biển…

2. Kiềm nhẹ: Đậu, giá, hạt… Đậu khô có tính acid nhẹ nhưng khi thành giá, chúng trở nên có tính kiềm trung bình. Đậu tươi có tính kiềm nhẹ, đặc biệt khi chúng còn xanh. Dược liệu khô, trà dược, rau cải, các loại hạt, gia vị tươi (đặc biệt là gừng, gừng càng tươi thì kiềm tính càng cao), mật… là những thực phẩm thể hiện tính kiềm nhẹ.

3. Trung tính: Dầu thực vật, sản phẩm từ đậu nành, đậu luộc, hạt rang…

4. Axit nhẹ: Trà, cà phê, gà vịt, rượu nguyên chất, bơ, phó mát (cheese), bánh nướng, khoai tây, muối tinh luyện, dấm trắng, sốt cà chua….

5. Axit mạnh: Thịt đỏ, chất làm ngọt nhân tạo, dược phẩm, thức uống có ga, nước ngọt. Đường thẻ trắng là một loại thực phẩm có tính axit mạnh.

Thu Ngân

Theo chuyên trang Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo