Lão hóa là một quá trình tất yếu xảy ra ở cơ thể theo thời gian. Dưới góc độ thay đổi sinh lý, lão hóa của con người chủ yếu thể hiện ở sự mất dần các tế bào mô cơ thể và các chất cấu thành, tốc độ trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại và suy giảm các chức năng.
Trên thực tế, nhiều bệnh mãn tính thực chất là do lão hóa, vì vậy, để điều trị các bệnh mãn tính này, trước hết cần can thiệp vào quá trình lão hóa. Tuy nhiên, liệu lão hóa có can thiệp được không?
Sự già đi của cơ thể bắt đầu từ sự già đi của các tế bào, hay nói cách khác, sự lão hóa của cơ thể là kết quả của sự tích tụ của các tế bào lão hóa.
Năm 1961, các nhà vi sinh vật học Leonard Hayflick và Ball Moorhead phát hiện ra rằng tế bào của con người không tái tạo vô thời hạn như người ta vẫn nghĩ trước đây. Họ định nghĩa hiện tượng tế bào không thể tăng sinh này là "lão hóa". Thật không may, phát hiện của họ đã bị bỏ qua trong nhiều năm do thiếu các phương tiện và dữ liệu thí nghiệm.
Sự lão hóa của cơ thể là kết quả của sự tích tụ của các tế bào lão hóa. |
Năm 1995, các nhà khoa học liên kết các tế bào già với sự lão hóa trong cơ thể con người do phát hiện ra rằng các dấu hiệu tế bào già tích lũy với số lượng lớn trong các mô và cơ quan bị lão hóa.
Vào khoảng năm 2000, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng lão hóa tế bào là một cơ chế tự bảo vệ và tự sửa chữa của cơ thể con người. Các tế bào bị hư hỏng sẽ biến đổi thành tế bào già.
Khi chúng trở thành tế bào già, các tế bào này mất một số chức năng của tế bào khỏe mạnh, không thể tiếp tục phát triển và phân chia, tồn tại trong các mô và cơ quan như "thây ma". Cuối cùng chúng sẽ bị thực bào và xóa sổ bởi các tế bào miễn dịch.
Bằng cách này, cơ thể ngăn ngừa những tổn thương có thể xảy ra do sự gia tăng của các tế bào bị tổn thương, có lợi cho sự phát triển của phôi và việc sửa chữa các vết thương, đặc biệt là ngăn ngừa sự phát sinh của các tế bào ung thư.
Với sự dày công tìm tòi, năm 2008, các nhà khoa học đã phát hiện ra những tác động tiêu cực của cơ chế lão hóa tế bào. Khi cơ thể còn trẻ, hệ miễn dịch còn khỏe mạnh, có thể loại bỏ kịp thời các tế bào già cỗi.
Tuy nhiên, theo tuổi tác, chức năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, mất khả năng đáp ứng hiệu quả với tế bào già và tế bào ung thư. Nó không thể loại bỏ tế bào già kịp thời, kết quả là các tế bào già tích tụ dần dần, cuối cùng phá vỡ sự cân bằng của cơ thể.
Chìa khóa để có tuổi trẻ vĩnh viễn là hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. |
Vì các tế bào tuổi già tiếp tục tiết ra các yếu tố gây viêm, các yếu tố gây viêm này ban đầu được thiết kế để thu hút các tế bào miễn dịch thanh thải. Tuy nhiên, khi các tế bào già tiếp tục tích tụ, chúng tiết ra ngày càng nhiều hơn các yếu tố gây viêm.
Điều này sẽ gây ra các phản ứng viêm mãn tính, làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh xung quanh và biến đổi các tế bào khỏe mạnh thành các tế bào lão hóa. Đồng thời, một số lượng lớn các yếu tố gây viêm nhiễm cũng tạo môi trường cho các tế bào khối u phát triển và gây ra sự xuất hiện và suy thoái của khối u.
Nếu chúng ta có thể can thiệp vào quá trình lão hóa của tế bào, chúng ta có thể can thiệp vào quá trình lão hóa của cơ thể con người, trì hoãn hoặc thậm chí ngăn chặn sự xuất hiện của lão hóa.
Từ thời cổ đại, loài người đã tìm kiếm thần dược để duy trì tuổi trẻ. Khám phá về vai trò của hệ thống miễn dịch trong việc ức chế sự lão hóa đã chỉ ra một phương pháp mới để con người chống lại sự lão hóa.
Ngoài việc sử dụng thuốc để làm khô các tế bào già và giảm sự tích tụ của tế bào già, chúng ta có thể tập trung vào việc duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Điều này thực sự sẽ giúp kéo dài tuổi trẻ.
Xem thêm: Bí quyết sống thọ của cụ ông 112 tuổi đúc kết trong 5 câu, sống lâu và sống khỏe không khó
Phong Vũ
Theo Người đưa tin