Ở tuổi dưới 30, nhiều chị em vẫn tin rằng mình đang ở đỉnh cao của sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, thực tế là ngay cả khi còn rất trẻ, bạn vẫn có thể đối mặt với tình trạng suy giảm estrogen - một hormone quan trọng đối với cơ thể nữ giới, và có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Theo các chuyên gia sản - phụ khoa, estrogen là một hormone sinh dục nữ chính, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và duy trì hệ thống sinh sản và các đặc điểm giới tính thứ cấp. Hormone này được sản xuất chủ yếu tại buồng trứng, nhưng cũng có thể được tìm thấy trong tuyến thượng thận và mô mỡ. Estrogen giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, bảo vệ sức khỏe tim mạch, duy trì độ chắc khỏe của xương và ảnh hưởng đến tâm trạng và chức năng nhận thức.
Cụ thể, estrogen thúc đẩy sự phát triển của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt, chuẩn bị cho sự thụ thai. Nó cũng duy trì độ đàn hồi và độ ẩm của da, giúp chống lại quá trình lão hóa.
Ngoài ra, estrogen có tác động bảo vệ tim mạch bằng cách duy trì mức cholesterol tốt và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Trong hệ thống xương, hormone này giúp ngăn ngừa loãng xương bằng cách duy trì mật độ xương (Ảnh: Internet)
Thường thì phụ nữ sẽ bắt đầu trải qua sự suy giảm nồng độ estrogen khi tiến gần đến tuổi 30 và đặc biệt là trong giai đoạn tiền mãn kinh, khoảng từ 40 - 50 tuổi. Nguyên nhân chính là do buồng trứng bắt đầu giảm sản xuất estrogen. Quá trình này là một phần tự nhiên của lão hóa và thường được xem là bình thường.
Tuy nhiên, các yếu tố như căng thẳng, chế độ ăn uống không cân đối, thiếu vận động, và những vấn đề sức khỏe như buồng trứng đa nang (PCOS), suy buồng trứng sớm có thể làm gia tăng tốc độ suy giảm này. Ngoài ra, tiếp xúc với các chất độc môi trường và lối sống không lành mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ estrogen trong cơ thể - đó cũng là lý do mà không ít các bạn nữ trẻ chưa quá 30 tuổi phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt estrogen.
Và đây cũng là dấu hiệu cảnh báo rằng hệ thống nội tiết của bạn có thể đang gặp vấn đề. Do đó, đừng chủ quan mà hãy có động thái khắc phục từ sớm, thăm khám bác sĩ ngay khi thấy mình đang mắc phải 5 dấu hiệu sau đây:
Thường thì có rất nhiều nguyên nhân khiến các chị em mắc tình trạng kinh nguyệt không đều, nhưng nguyên nhân điển hình nhất vẫn là do hiện tượng suy giảm estrogen gây ra. Vì khi nồng độ estrogen giảm, niêm mạc tử cung không được kích thích đủ để phát triển và bong ra đúng chu kỳ. Trường hợp này sẽ dễ gặp ở nhóm tuổi dậy thì, sau sinh hoặc tiền mãn kinh nhiều hơn.
Kinh nguyệt bất thường diễn ra khi chu kỳ kinh bỗng nhiên bị kéo dài ra (hiện tượng rong kinh), hay ngắn đi (hiện tượng thiếu kinh, tắc kinh), hoặc 2 - 3 tháng mới có một lần kinh (tắc kinh) (Ảnh: Internet)
Cách khắc phục: nên kiểm tra với bác sĩ phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân chính xác và có thể được kê đơn liệu pháp hormone hoặc thay đổi lối sống.
Estrogen là hormone sinh dục nữ, có vai trò duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của mô âm đạo. Sự suy giảm hormone này dẫn đến khô rát, gây khó chịu và đau khi quan hệ. Từ đó, cũng làm giảm ham muốn tình dục ở các chị em.
Cách khắc phục: sử dụng kem dưỡng ẩm âm đạo hoặc gel bôi trơn, thảo luận với bác sĩ về các liệu pháp hormone thay thế.
Estrogen là vốn là một loại hormone sinh dục nữ có tác động mạnh mẽ nhất đối với các chất dẫn truyền thần kinh trong não, bao gồm cả serotonin (một chất hóa học giúp tăng cường những cảm xúc tính cực). Khi lượng estrogen suy giảm có thể gây ra những thay đổi về cảm xúc - thường là tiêu cực trước những ngày có kinh nguyệt (người ta gọi đó là hội chứng tiền kinh nguyệt – PMS) hoặc khiến cho phái nữ thường hay tâm trạng buồn phiền, lo âu trong thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh.
Vì thế, khi tâm trạng thay đổi bất thường, dễ lo âu thì nhiều khả năng là do sự biến đổi bất thường của nội tiết tố, các chị em nên thăm khám càng sớm càng tốt (Ảnh: Internet)
Cách khắc phục: Tìm kiếm hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý, thực hành các phương pháp giảm stress như yoga, thiền và cân nhắc liệu pháp hormone.
Tăng cân và béo bụng cũng chính là một dấu hiệu “xấu xí” cho thấy cơ thể bạn đang suy giảm lượng estrogen nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, khi phái nữ bị thiếu hụt estrogen, quá trình trao đổi chất cơ bản của cơ thể cũng sẽ theo đó mà suy giảm dần, điều này đồng nghĩa việc tiêu thụ calo cũng trở nên thấp hơn.
Tình trạng này kéo dài lâu dần dễ dẫn đến hiện tượng dư thừa calo, gây chuyển hóa thành mỡ và tích trữ trong cơ thể, đặc biệt là eo và bụng sẽ rất rõ rệt.
Nếu thấy cân nặng đột nhiên dễ tăng, cơ thể mất cân đối, trở nên nặng nề hơn thì hãy nghĩ đến nguyên nhân do rối loạn nội tiết tố và tìm đến bác sĩ nội tiết càng sớm càng tốt (Ảnh: Internet)
Cách khắc phục: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất và cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và thể dục.
Nếu đã chăm sóc da kỹ lưỡng nhưng nếp nhăn và mụn vẫn “ghé thăm” bạn một cách đột ngột thì đó có thể là lời cảnh bảo của cơ thể về sự thiếu hụt hormone estrogen nghiêm trọng. Bởi vì estrogen có vai trò quan trọng trong việc tăng cường collagen, giúp duy trì độ đàn hồi, độ ẩm và điều tiết bã nhờn cho da.
Bên cạnh mụn và nếp nhăn, da của bạn còn có thể gặp tình trạng khô da, da dầu hoặc sạm, thâm nám.
Cách khắc phục: nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm vì mỹ phẩm dùng sai cách có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố nữ. Nên mua những loại mỹ phẩm an toàn đảm bảo nguồn gốc và ưu tiên các thành phần tự nhiên, tránh mỹ phẩm có chất tẩy mạnh dễ gây nám da. Khi phải trang điểm cả ngày, nhớ tẩy trang kỹ lưỡng trước khi ngủ, để da thông thoáng. Chăm sóc da, dưỡng ẩm cho da đúng cách.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu suy giảm estrogen có thể giúp chị em phụ nữ có các biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe và duy trì chất lượng cuộc sống. Đừng ngần ngại thảo luận với bác sĩ về các triệu chứng bạn gặp phải để có được lời khuyên và điều trị phù hợp.
Xem thêm: 3 loại trứng này khiến lượng đường máu dao động đáng kể, người bệnh tiểu đường nên hạn chế
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin