Ngồi bắt chéo chân có thể coi là một tư thế ngồi giúp mang lại hình ảnh ấn tượng trong giao tiếp. Nhưng nếu bạn đang ngồi khi đọc điều này, hãy dành 1 giây để xem bạn đang ngồi như thế nào. Bạn có bắt chéo chân không? Nếu vậy, bạn sẽ muốn thay đổi vị trí ngồi của mình.
Dưới đây là 5 nguy cơ đối với sức khỏe nếu bạn ngồi bắt chéo chân thường xuyên.
Các chuyên gia cho biết, ngồi bắt chéo chân khiến huyết áp tăng tạm thời. Điều này có thể xảy ra vì việc bắt chéo chân trong thời gian dài sẽ hạn chế lưu lượng máu.
Khi bắt chéo chân, máu phải đi qua một kênh nhỏ hơn và các tĩnh mạch bị nén lại, khiến máu khó quay trở lại tim hơn.
![]() |
Khi bắt chéo chân, máu phải đi qua một kênh nhỏ hơn và các tĩnh mạch bị nén lại, khiến máu khó quay trở lại tim hơn. |
Lưu lượng máu bị hạn chế khi ngồi bắt chéo chân dẫn đến nhiều vấn đề hơn là chỉ tăng huyết áp, nó cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Sự co cơ giúp di chuyển máu qua tuần hoàn tĩnh mạch. Ngồi yên, đặc biệt là ở tư thế hạn chế như ngồi bắt chéo chân làm chậm lưu lượng máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
![]() |
Lưu lượng máu bị hạn chế khi ngồi bắt chéo chân dẫn đến nhiều vấn đề hơn là chỉ tăng huyết áp, nó cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. |
Ngay cả khi đảm bảo luôn ngồi thẳng, bạn vẫn có thể gặp các vấn đề về tư thế nếu thường xuyên bắt chéo chân. Tư thế mất cân bằng làm căng cơ và dây chằng ở cột sống, gây khó chịu hoặc đau mãn tính theo thời gian. Điều này sẽ khiến bạn bị đau lưng, cổ và vai.
Bạn cũng có thể bắt đầu bị đau hông nếu thường xuyên ngồi bắt chéo chân - đặc biệt nếu bạn bắt chéo chân ở đầu gối. Tư thế này đặc biệt gây áp lực lên khớp hông. Nếu thực hiện quá mức, nó sẽ góp phần gây ra một số tình trạng chỉnh hình, như đau hông hoặc loạn sản xương hông, đặc biệt là ở những người mắc bệnh từ trước.
Trong trường hợp xấu nhất, ngồi với tư thế khoanh chân khiến bạn có nguy cơ mất khả năng cử động chân. Một tình trạng được gọi là “liệt chân bắt chéo” có thể xảy ra khi bạn ngồi theo cách này trong thời gian dài.
![]() |
Trong trường hợp xấu nhất, ngồi với tư thế khoanh chân khiến bạn có nguy cơ mất khả năng cử động chân. |
Điều này xảy ra khi áp lực được duy trì trên dây thần kinh đủ lâu để gây tê liệt dây thần kinh đó. Mặc dù vậy, tình trạng liệt do bắt chéo chân thường là tạm thời.
Tuy nhiên, các triệu chứng có thể tồn tại trong nhiều khoảng thời gian khác nhau. Thời gian bắt chéo chân gây ra tình trạng này có thể thay đổi tùy theo từng người. Vị trí và mức độ áp lực lên dây thần kinh cũng là những yếu tố góp phần gây ra nó.
Trên thực tế, ngồi với hai chân chạm đất và hai đầu gối sát vào nhau là tốt nhất cho cơ thể.
Trong trường hợp không thể bỏ thói quen bắt chéo chân, ít nhất nên hạn chế bắt chéo chân không quá 15 phút mỗi lần. Đó là bởi vì ngồi theo cách này thực sự dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.
Xem thêm video WHO tiết lộ 8 thực phẩm gây ung thư hàng đầu: Toàn món khoái khẩu của người Việt: