Hợp tác quảng cáo

Dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết bạn KHÔNG BAO GIỜ được bỏ qua dù ở người lớn hay trẻ nhỏ

Nhiễm khuẩn huyết thường được kích hoạt bởi một bệnh khác và hầu hết những người bị nhiễm khuẩn huyết được cho là đã bị nhiễm trùng. Những bệnh nhiễm trùng này có thể là bất cứ thứ gì từ viêm phổi, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng tiết niệu hoặc vết thương.

Nhiểm khuẩn huyết (SEPSIS) đôi khi khó nhận biết vì các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường như cúm. Chậm trễ trong điều trị nhiễm khuẩn huyết có nguy cơ gây chết người và có thể dẫn đến tổn thương và suy các cơ quan. Chính vì vậy, phát hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết sớm là rất quan trọng.

Cũng như nhiều căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già, cũng như bất kỳ ai bị suy giảm hệ miễn dịch. Những người đang chiến đấu với bệnh tiểu đường, AIDS, bệnh thận hoặc gan cũng có nguy cơ cao hơn do hệ thống miễn dịch của họ bị suy yếu.

Dau hieu nhiem khuan huyet ban KHONG BAO GIO duoc bo qua du o nguoi lon hay tre nho

Chậm trễ trong điều trị nhiễm khuẩn huyết có nguy cơ gây chết người và có thể dẫn đến tổn thương và suy các cơ quan

Có 6 triệu chứng chính của nhiểm khuẩn huyết cần chú ý và những triệu chứng này khác nhau ở người lớn và trẻ em.

Các dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em

Ở trẻ em, nhiễm khuẩn huyết có 6 dấu hiệu chính cần chú ý. Chúng bao gồm:

- Thở nhanh không có lý do

- Bị co giật

- Da có đốm, hơi xanh hoặc nhợt nhạt

- Có vết rạn không phai khi bạn ấn vào

- Hôn mê hoặc khó đánh thức

- Cảm thấy lạnh khi chạm vào

Các dấu hiệu nhiểm khuẩn huyết ở người lớn

Các dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết có thể hơi khác ở người lớn và bạn cần chú ý đến các dấu hiệu sau:

- Nói ngọng hoặc nhầm lẫn

- Cực kỳ rùng mình hoặc đau cơ

- Không đi tiểu trong một ngày

- Khó thở nghiêm trọng

- Cảm giác như bạn sắp chết

- Da lốm đốm hoặc đổi màu

Dau hieu nhiem khuan huyet ban KHONG BAO GIO duoc bo qua du o nguoi lon hay tre nho

Da lốm đốm hoặc đổi màu cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết.

Các chuyên gia cho biết, những bệnh nhân có ít nhất một dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết phải được bác sĩ chuyên khoa khám trong vòng 60 phút.

Nhiễm khuẩn huyết phải được xử lý như một trường hợp cấp cứu y tế, vì vậy bạn cần phải suy nghĩ giống như cách bạn làm nếu ai đó bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc một vụ tai nạn nghiêm trọng.

Cơ hội sống sót sau nhiễm khuẩn huyết của một người phụ thuộc nhiều vào việc họ được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Thời gian được chăm sóc y tế càng lâu thì bệnh nhân càng có nhiều khả năng tử vong.

Đối với người lớn, các triệu chứng báo động có thể là một người nào đó ở trong trạng thái bối rối, có thể nói ngọng. Bạn có thể run và cảm thấy lạnh, nhưng có nhiệt độ và da nóng, đổ mồ hôi. Nhịp tim cũng có thể tăng lên, và huyết áp sẽ thấp hơn bình thường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị khó thở.

Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, đó có thể là trẻ buồn ngủ hơn bình thường hoặc khó đánh thức. Khi tỉnh táo, chúng có thể không ăn uống, vui chơi như bình thường. Trẻ cũng có thể bị hụt hơi nên rên rỉ khi thở, hoặc thở rất nhanh ngay cả khi không vận động.

Bạn hãy chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn huyết này ở cả người lớn và trẻ nhỏ để điều trị kịp thời, tránh nguy cơ suy nội tạng và sốc nhiễm nhiễm khuẩn có thể gây tử vong.

Xem thêm: Không chỉ COVID-19 mới gây ra cục máu đông, đây là những điều làm tăng nguy cơ bệnh lý này mà hay bị bỏ qua

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo