Các bác sĩ nhi khoa cảnh báo, dậy thì sớm có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của trẻ, gia đình tuyệt đối không được lơ là. Để hạn chế nguy cơ này xảy ra, mẹ không nên cho con ăn quá nhiều 5 món ăn sau đây.
Dậy thì sớm là tình trạng mà cơ thể bắt đầu trải qua quá trình chuyển hóa từ trạng thái trẻ con sang trưởng thành sớm hơn so với tuổi chuẩn. Đây là giai đoạn phát triển tình dục và sự phát triển về cơ thể và tâm lý xảy ra nhanh chóng.
Cụ thể, thanh thiếu niên trước khi bước đến giai đoạn trưởng thành cần trải qua một quá trình phát triển sinh lý trong cơ thể - hay còn gọi là dậy thì, thường kéo dài từ 3 - 5 năm, và bắt đầu từ năm 12 tuổi. Nếu quá trình dậy thì diễn ra sớm hơn so với độ tuổi được đặt ra, với các bé trai là trước 10 tuổi và bé gái là trước 9 tuổi, thì sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tâm lý của trẻ.
Mỗi năm, bệnh viện Nhi Đồng 2 phải tiếp nhận điều trị cho hơn 300 trẻ em bị dậy thì sớm. Nhưng sau năm 2019, con số này nhảy vọt lên hơn 700 ca, cho thấy tình trạng này đang dần phổ biến và gia tăng mỗi năm (Ảnh: Internet)
Trẻ dậy thì sớm khi lớn lên sẽ thấp hơn các bạn đồng trang lứa, xảy ra nhiều ở nam giới và gây tâm lý thiếu tự tin đến các bạn. Nguyên nhân được cho là do sự tăng sinh các hormone sinh dục trong cơ thể gây cản trở đến việc phát triển khung xương, làm các đầu xương đóng sớm khiến trẻ không thể phát triển chiều cao.
Về phần bạn nữ, dậy thì sớm tạo ra sự thay đổi trên cơ thể, phổ biến nhất là ở vùng ngực, khiến trẻ cảm thấy e ngại, xấu hổ với bạn bè đồng trang lứa, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Chưa kể, bé gái dậy thì sớm thường hay bị các bệnh liên quan đến phụ khoa khi trưởng thành, như: đa nang buồng trứng, u xơ tử cung,...
Thực tế thì có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em, nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu, yếu tố dinh dưỡng và những loại thực phẩm trẻ ăn hàng ngày là một trong những nguyên nhân chủ yếu, thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn. Theo đó, có 5 loại thực phẩm được các chuyên gia khẳng định là có khả năng gây nên tình trạng dậy thì sớm ở trẻ cao nhất, mẹ cần chú ý cho trẻ trong ăn uống để hạn chế nguy cơ.
1. Thịt cổ gia cầm
Nhiều người nghĩ rằng phần thịt cổ gia cầm ít thịt nhiều xương sẽ không gây ra ảnh hưởng gì nếu cho trẻ ăn, nhưng trên thực tế, trong phần thịt cổ của các loại gia cầm như gà, ngan, ngỗng,… lại thường chứa nhiều thuốc tăng trọng. Khi các mẹ cho trẻ nhà mình ăn nhiều phần thịt cổ cũng đã gián tiếp cho trẻ ăn các loại hóa chất gây hại này, từ đó gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết trong cơ thể và kích thích sản sinh nhiều hormone, thúc đẩy quá trình dậy thì dù trẻ chưa đủ tuổi.
Dù cho sữa đậu nành mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, mẹ vẫn không nên cho trẻ uống quá nhiều. Bởi theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có chứa hoạt chất isoflavone, có chức năng tương tự giống estrogen - một loại hormone sinh lý của phái nữ. Nếu nạp quá nhiều hoạt chất này vào cơ thể có thể gây nên tình trạng dậy thì sớm, nhất là với các bé gái khi phần ngực sẽ phát triển và nở nang hơn với các bạn đồng trang lứa. Tốt nhất, mẹ chỉ cho trẻ uống từ 1 - 2 ly sữa đậu nành/ tuần.
Các loại thực phẩm công nghiệp như: đồ ăn chế biến sẵn (bánh snack, gà rán, pizza,... ), thực phẩm đóng hộp hoặc thực phẩm nhiều chất phụ gia (xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói,... ) phần lớn đều có thành phần là các chất tạo màu, hương liệu, gia vị, đặc biệt là thành phần chất bảo quản với hàm lượng cao.
Những loại hợp chất chất cực kỳ độc hại cho sức khỏe, có thể làm tăng cholesterol trong máu dẫn đến béo phì và tiểu đường loại 2 - mà nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, béo phì/ tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây dậy thì sớm. Ngoài ra, các loại hợp chất này cũng có thể gây rối loạn nội tiết, kích thích sản sinh các loại hormone giới tính.
Mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm công nghiệp này cho trẻ dù trẻ có thích đến mấy, giúp ngăn ngừa tình trạng dậy thì sớm diễn ra. Về cơ bản, các loại thực phẩm này cũng không có bất kỳ nguồn dinh dưỡng nào mà trẻ cần. Khi trẻ trên 12 tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn nhưng cũng nên có giới hạn (Ảnh: Internet)
Các loại rau quả trái mùa, đa phần được ép bằng các chất hóa học, chất bảo quản rất độc hại cho sức khỏe. Khi trẻ ăn quá nhiều các loại thực phẩm này, các hóa chất đi vào cơ thể có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng, dễ dẫn tới hiện tượng dậy thì sớm.
Các bậc cha mẹ thường cho con dùng nhiều loại đồ bổ như: nhân sâm, đông trùng hạ thảo, các loại thực phẩm chức năng và vitamin cũng sẽ khiến con trẻ dậy thì sớm. Theo các chuyên gia Đông y, những thuốc bổ đặc biệt này đều sẽ có những tác động lớn đến môi trường nội tiết bình thường, dẫn đến sự phát triển mất cân bằng về thể chất và tinh thần đối với trẻ em.
Thay vào đó, mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu rau củ quả, và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích,...hay những thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và có hàm lượng đường cao.
Mẹ nhớ lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, thực phẩm chứa hormone tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới sinh lý của trẻ (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, mẹ nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu... không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, mà còn có ích trong việc xây dựng, rèn luyện tính cách và tư duy của trẻ.
Theo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bình tĩnh, cùng con bước qua giai đoạn này, giải thích cho trẻ hiểu những thay đổi đang diễn ra là hoàn toàn bình thường để trẻ không bị rối loạn, gây tiêu cực đến tâm lý.
Xem thêm: Hãy bỏ ngay thói quen ăn uống sai lầm này, nếu không muốn “thần chết sớm ghé thăm”
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin