Nhiều người có tự tưởng đi vệ sinh có ra máu là hiện tượng thường gặp, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau và mỗi căn bệnh đều có mức độ nguy hiểm khác nhau.
Đại tiện ra máu nhưng không đau là tình trạng rất dễ gặp mọi đối tượng lứa tuổi. Khi bị đại tiện ra máu, nhiều người khá chủ quan chỉ đến khi xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như đau rát hậu môn, máu chảy nhiều người bệnh mới đi khám. Đại tiện ra máu có thể xảy ra do những tổn thương tại ống hậu môn hoặc là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh nguy hiểm tại hậu môn trực tràng.
Máu có thể chảy ra từ cả đoạn dưới và đoạn trên của đường tiêu hóa. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà máu có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc máu màu đen. Thời gian máu chảy và số lượng máu cũng khác nhau trong mỗi trường hợp.
Đi cầu ra máu không hiếm gặp, hầu hết ai cũng có thể gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi, một số khác là triệu chứng nguy hiểm cần phải điều trị. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là tình trạng thường gặp phải, nguyên nhân vô cùng đa dạng như:
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể gây chảy máu khi đi ngoài. Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể là do: rặn mạnh trong lúc đi vệ sinh, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, táo bón mãn tính, stress, tiêu chảy mãn tính, béo phì, ăn ít chất xơ, phụ nữ có thai ...
Cải thiện tình trạng bệnh trĩ bằng cách ăn nhiều rau củ quả, ngâm nước ấm, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật loại bỏ trĩ.
Rò ống tiêu hóa
Giữa hậu môn và da hoặc hậu môn và trực tràng có thể xuất hiện các lỗ rò, được gọi là rò ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể khiến rò dịch tiêu hóa, rò rỉ mủ hoặc rò máu ra khỏi cơ thể khiến phân có lẫn máu.
Rò ống tiêu hóa phải điều trị bằng cách phẫu thuật và sử dụng liệu pháp kháng sinh.
Các vết nứt
Đi ngoài ra máu cũng có thể xuất hiện khi có các vết nứt do các mô của hậu môn, trực tràng hay ruột kết bị rách dẫn đến chảy máu.
Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên ăn nhiều chất xơ và các chất có tác dụng làm mềm phân. Nếu tình trạng nặng, bệnh nhân cần phải phẫu thuật.
Viêm túi thừa
Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết. Túi thừa có thể xuất hiện suốt đại tràng và đặc biệt phổ biến ở đoạn gần cuối bên trái đại tràng, được gọi là đại tràng sigma.
Túi thừa thường gặp ở những người ăn ít rau củ quả, thực phẩm cung cấp chất xơ, Túi thừa chảy máu khiến phân có lẫn máu. Tình trạng này có thể tự ngưng, bị gián đoạn hoặc kéo dài liên tục. Trường hợp viêm túi thừa nặng cần phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể khiến đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, kèm các chất nhầy trong phân. Viêm dạ dày ruột thường do nhiễm khuẩn. Bệnh cần được điều trị bằng cách bù chất lỏng, dùng kháng sinh, thuốc kháng virus...
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Quan hệ tình dục qua hậu môn có rất nhiều tác hại, trong đó có tăng nguy cơ viêm hậu môn, viêm trực tràng dẫn đến chảy máu.
Tùy theo nguyên nhân do vi khuẩn, nấm hay virus mà người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chống nấm tương ứng.
Sa trực tràng
Người cao tuổi có nguy cơ sa trực tràng lớn hơn người trẻ. Sa trực tràng gây đi ngoài ra máu đau bụng dưới. Bệnh cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Người cao tuổi có nguy cơ sa trực tràng lớn hơn người trẻ.
Polyp
Polyp do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết hình thành, đây là những khối u lồi vào trong lòng ruột kết. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và chảy máu.
Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể là biểu hiện của ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng, do ung thư ảnh hưởng đến ruột già hoặc trực tràng, gây viêm hoặc kích ứng dẫn đến chảy máu. Nhiều trường hợp bị ung thư do polyp phát triển.
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu
Táo bón mãn tính
Táo bón mãn tính chính là nguyên nhân chính gây nên nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ và nhiều bệnh lý khác tại hậu môn, trực tràng. Khi bị táo bón, do kích thước phân lớn và cứng, ống hậu môn phải căng giãn hết mức, lâu dần bị nứt ra gây chảy máu, đau rát mỗi lần đại tiện.
Cách phòng ngừa đại tiện ra máu
Chế độ ăn: Chế độ ăn hợp lý, ăn ít thịt nhiều rau, ăn một số dòng thực phẩm có nhiều chất xơ, ăn ít đồ cay, nhiều trái cây, ăn sáng hàng ngày giúp đi đại tiện dễ dàng.
Uống đủ 2 – 3 lít nước một ngày để giúp phân mềm hơn. Không uống rượu, bia, không sử dụng những thức ăn dễ gây ra kích thích như ớt, hạt tiêu… Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng các dòng thảo dược chữa trị táo bón, trĩ hiệu quả như: diếp cá, yến bạch, rau má, đương quy…
Đi đại tiện hàng ngày: Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một khung giờ (tốt nhất vào sáng sớm), giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi ngoài để tránh trường hợp viêm nhiễm, lúc đi đại tiện không ngồi xổm lâu hay rặn mạnh. Giảm bớt các tác động lên hậu môn, trực tràng, sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ.
Thể dục, thể thao: Tập thể dục đều đặn, thường xuyên. Tham gia vào những hoạt động thể chất phù hợp để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa cũng như sự lưu thông máu. Tăng cường di chuyển cho cơ thắt ở hậu môn, đặc biệt là đi lại hậu môn, lúc mắc sưng tấy do trĩ, chảy máu rất nhiều thì nên đi thăm khám và chữa nhanh chóng.
Làm việc khoa học: Tránh khuân vác rất nặng, tránh đứng/ngồi liên tục trong thời gian dài. Với người bắt buộc ngồi làm cho việc liên tục, sau khoảng 1h buộc phải đứng dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng vài phút.
Ánh Dương
Theo tạp chí Sống khỏe