Hợp tác quảng cáo

Đổ mồ hôi nhiều tốt hay xấu, nên ăn và kiêng ăn gì?

Đổ mồ hôi nhiều mỗi khi hoạt động bình thường, dù trời không quá nóng có thể là do chứng bệnh tăng tiết mồ hôi. Để ngăn ngừa mồ hôi chúng ta cần phải chú ý đến cả chế độ ăn uống, hoạt động và nhiệt độ môi trường.

Đổ mồ hôi nhiều mỗi khi hoạt động bình thường, dù trời không quá nóng có thể là do chứng bệnh tăng tiết mồ hôi. Để ngăn ngừa mồ hôi chúng ta cần phải chú ý đến cả chế độ ăn uống, hoạt động và nhiệt độ môi trường.

Đổ mồ hôi là cách cơ thể tự làm mát và duy trì nhiệt độ bình thường khi bị sốt, vận động thể chất trong một môi trường nóng bức. Nhưng có khoảng 3-5% dân số trên thế giới bị đổ mồ hôi quá mức, vượt xa nhu cầu cần thiết của cơ thể.

Do mo hoi nhieu tot hay xau, nen an va kieng an gi?

Chứng tăng tiết mồ hôi (tên khoa học là Hyperhidrosis) không phải là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nó có thể làm bạn tự ti, xấu hổ khi giao tiếp. Mồ hôi chảy nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mùi cơ thể.

Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực, làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày, đặc biệt có những trường hợp bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu chỉ vì mồ hôi ra quá nhiều.

Dấu hiệu mắc chứng tăng tiết mồ hôi

Nếu bạn cảm thấy mồ hôi chảy nhiều hơn những người bình thường kể cả khi thời tiết không quá nóng, hoặc không hoạt động nhiều. Chảy mồ hôi nhỏ giọt ở trán, gáy và khắp lưng, mồ hôi tay hoặc chân thường xuyên khiến bạn khó khăn khi phải làm những việc như đánh máy tính, lái xe, hay cầm nắm đồ vật.

Do mo hoi nhieu tot hay xau, nen an va kieng an gi?

Nguyên nhân đổ mồ hôi

Nhiều bằng chứng nghiên cứu tại Mỹ đã làm sáng tỏ, gen di truyền đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh. Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình từng bị ra nhiều mồ hôi thì 28% nguy cơ con cái họ sẽ thừa hưởng gen di truyền này và được kích hoạt bởi yếu tố môi trường và tâm lý.

Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi khác như do cảm xúc, do vị giác, có thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều...

Do mo hoi nhieu tot hay xau, nen an va kieng an gi?

Đối với những người mắc chứng tăng tiết mồ hôi có thể tham khảo các phương pháp điều trị bằng thuốc tây hoặc Đông y để ngăn ngừa mồ hôi tiết quá nhiều. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo sức khỏe và tác dụng chữa bệnh.

Nên ăn gì khi mắc chứng tăng tiết mồ hôi:

Uống nhiều nước hoặc trà: Nước sẽ giúp cơ thể duy trì nhiệt độ bình thường, đồng thời làm mát khiến bạn không bị nóng và toát mồ hôi. Trong trà có chứa hàm lượng cao của acid tannic một chất làm se tự nhiên. Uống trà, kể cả trà nóng bạn sẽ đưa vào cơ thể chất chống ra mồ hôi tự nhiên.

Do mo hoi nhieu tot hay xau, nen an va kieng an gi?

Dầu ô liu: Giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn nếu được thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, dầu ô liu là một chất béo lành mạnh giúp giảm cholesterol và huyết áp, đồng thời giảm lượng mồ hôi tiết ra.

Do mo hoi nhieu tot hay xau, nen an va kieng an gi?

Trái cây: Đây là một thực phẩm vừa tăng cường sức khỏe lại vừa ngăn chặn ra mồ hôi. Trái cây chứa 80% nước, và nó có tác dụng làm mát cơ thể, hạn chế đổ mồ hôi.

Do mo hoi nhieu tot hay xau, nen an va kieng an gi?

Thực phẩm giàu ma giê, canxi: nước cam, sữa chua, pho mát, rau bina, đậu,…

Do mo hoi nhieu tot hay xau, nen an va kieng an gi?

Thực phẩm chứa nhiều vitamin B như: Cá, trứng, thịt, bơ, đậu Hà Lan, khoai lang, cà rốt.

Lưu ý: Nên hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều caffein hoặc cồn, tỏi và hành cũng là những gia vị khiến bạn tiết nhiều mồ hôi và gây ra mùi cơ thể khó chịu.

Thu Hương

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo