Đạu bụng rất phổ biến và nhiều người cho đó là vấn đề bình thường, không cần phải để ý. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau bụng và đặc điểm của cơn đau do từng nguyên nhân gây ra cũng không giống nhau. Đôi khi một cơn đau bụng nhỏ có thể ẩn chứa một vấn đề nguy hiểm.
Các chuyên gia cho rằng vùng bụng có thể được chia thành 9 khu vực trong bản đồ vùng bụng sau đây. Các cơ quan ở các khu vực khác nhau là khác nhau, vì vậy cơn đâu bụng cũng tương ứng với các khu vực khác nhau. Hãy cùng xem nhé.
Đau hạ sườn phải chủ yếu do các vấn đề về túi mật, ống mật, gan như sỏi ống mật chủ, sỏi túi mật, áp xe gan,….
![]() |
Đau hạ sườn phải chủ yếu do các vấn đề về túi mật, ống mật, gan như sỏi ống mật chủ, sỏi túi mật, áp xe gan,…. |
Đau vùng bụng giữa và trên chủ yếu do dạ dày gây ra như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, thủng dạ dày. Ngoài ra, viêm túi mật, viêm tụy và các bệnh khác, cũng có thể xuất hiện những cơn đau bụng trên.
Đau hạ sườn trái chủ yếu do tổn thương tuyến tụy, chẳng hạn như viêm tụy. Hoặc có vấn đề với lá lách, chẳng hạn như lá lách bị vỡ.
Hai nơi này chủ yếu là đau do đại tràng và lá lách có vấn đề.
Đó là vùng xung quanh rốn và ở giữa bụng, thường là do ruột non bị đau.
Đau hạ sườn phải chủ yếu do viêm ruột thừa. Ngoài ra, sỏi niệu quản, tắc ống dẫn trứng, chửa ngoài tử cung,… cũng có thể gây đau hạ sườn phải.
![]() |
Đau hạ sườn phải chủ yếu do viêm ruột thừa. |
Đau vùng bụng giữa và bụng dưới chủ yếu do tổn thương vùng chậu và tử cung, chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu, u xơ tử cung,…
Đau hạ sườn trái chủ yếu do sỏi niệu quản, các vấn đề về ống dẫn trứng hoặc do các cơn đau do phần phụ tử cung gây ra như vỡ hoàng thể.
Tất nhiên, đau tức hạ sườn trái và hạ sườn phải cũng có thể do khối u đại tràng gây ra.
Đau các cơ quan trong ổ bụng cũng có thể do mạch máu. Chẳng hạn như bóc tách động mạch chủ gây ra đau lưng và đau dữ dội ở bất kỳ vị trí nào trong bụng.
Tắc ruột, thuyên tắc động mạch mạc treo tràng… cũng có thể gây đau bụng.
Nhồi máu cơ tim có thể gây đau bụng giữa và trên. Tràn dịch màng phổi gây đau bụng trên bên trái hoặc bên phải.
Mắc một số bệnh toàn thân như ban xuất huyết giảm tiểu cầu cũng có thể gây đau bụng, kèm theo mủ và máu trong phân.
Tựu chung lại, có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng, tình trạng bệnh rất phức tạp và có thể thay đổi. Vì vậy, bạn không bao giờ được coi nhẹ cơn đau bụng. Cần đến cơ sở y tế kịp thời, trao đổi với bác sĩ để khám và điều trị, đề phòng tai biến xảy ra.
Xem thêm: Làm thế nào để giảm mỡ mà không mất cơ? Đây là 3 điều ai cũng nên thực hiện
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin