Hiện nay, tình trạng tăng axit uric máu ngày càng gia tăng và các biến chứng khác nhau do axit uric cao gây ra cũng sẽ tăng theo.
Tăng axit uric máu chủ yếu là do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Tăng axit uric máu có thể dẫn đến nhiều bệnh khác nhau như gout, rối loạn chức năng thận, rối loạn tim mạch, huyết áp cao,… và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Theo các chuyên gia, nếu bạn có nguy cơ cao bị tăng axit uric máu, hãy kiểm soát tốt lượng dầu hào trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Điều này là bởi nguyên liệu chính của dầu hào là con hàu, do chứa nhiều purine nên hàm lượng purine của nó cực cao. Nếu ăn dầu hào lâu ngày sẽ dễ dẫn đến tăng hàm lượng purine trong cơ thể, cuối cùng là dẫn đến tăng axit uric và bệnh gout.
![]() |
Dầu hào là loại gia vị làm tăng axit uric cần được kiểm soát khi chế biến |
Hạn chế thực phẩm giàu purine
Thực phẩm giàu purine bao gồm các loại thịt, hải sản và rau quả tạo ra axit uric khi được tiêu hóa. Một số thực phẩm làm tăng axit uric máu cần tránh bao gồm: cá mòi, đậu khô, thịt heo, gà tây, động vật có vỏ, thịt cừu, thịt bê, nấm.
Tránh thức ăn và đồ uống có đường
Đường là nguyên nhân tiềm ẩn làm tăng nồng độ axit uric. Fructose là một loại đường đơn có trong mật ong, trái cây, một số loại rau và chất ngọt, có tác dụng tăng chuyển hóa purine, làm tăng axit uric trong máu.
Bên cạnh đó, đường bổ sung trong thực phẩm và đồ uống không chỉ dẫn đến tăng cân mà còn có thể gây ra các vấn đề về trao đổi chất.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
So với các tế bào cơ, tế bào mỡ tạo ra nhiều axit uric hơn. Cân nặng quá mức sẽ cản trở thận đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bạn phải duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, vì giảm cân quá nhanh cũng ảnh hưởng đến mức độ đào thải axit uric.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Với sự hỗ trợ của thực phẩm giàu chất xơ, cơ thể không chỉ loại bỏ tất cả các vấn đề tiêu hóa mà còn cân bằng lượng đường trong máu và mức insulin, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mức độ axit uric ổn định.
Cân bằng nồng độ insulin
Quá nhiều insulin dẫn đến nồng độ axit uric dư thừa, đó là lý do tại sao bạn cần phải đi kiểm tra nồng độ insulin thường xuyên.
Tránh các loại thuốc làm tăng axit uric
Một số loại thuốc, chẳng hạn như ethambutol, pyrazinamide hay phenylbutazon cũng dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Do đó, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
![]() |
Quá nhiều insulin dẫn đến nồng độ axit uric dư thừa, đó là lý do tại sao bạn cần phải đi kiểm tra nồng độ insulin thường xuyên. |
Giảm căng thẳng
Tình trạng căng thẳng và lo lắng cũng làm tăng khả năng bị viêm, từ đó dẫn đến tăng axit uric trong máu. Một lối sống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày và ngủ đủ giấc sẽ giúp ích.
Uống nhiều nước và đi tiểu
Uống nhiều nước khi axit uric cao hoặc khi bệnh gout tấn công. Nước là thuốc giải độc tốt nhất cho cơ thể, uống nhiều nước sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric giúp ổn định axit uric.
Uống nhiều nước cũng thúc đẩy tiểu tiện đẩy axit uric bài tiết ra ngoài. Đồng thời bạn cũng nên chú ý tránh nhịn tiểu, bởi vì nhịn tiểu sẽ khiến axit uric tích tụ trong cơ thể, từ đó hình thành tinh thể axit uric.
Xem thêm: Chuối kết hợp với chanh không ngờ lại có nhiều tác dụng thần kỳ đến vậy
Ánh Dương
Theo Người đưa tin