Ở trong phòng máy lạnh hay nơi có nhiệt độ thấp dễ khiến chúng ta cảm thấy lạnh chân - được xem là một hiện tượng bình thường của cơ thể. Nhưng nếu thường xuyên mắc tình trạng này dù đang ở nơi ấm áp, đừng chủ quan vì có thể bạn đang mắc phải nhiều vấn đề sức khỏe.
Xơ vữa động mạch xảy ra khi mà các chất béo, cholesterol và các chất khác sau một khoảng thời gian được cơ thể hấp thu sẽ lắng đọng lại phần cặn và tích tụ trong động mạch, gây hẹp lòng mạch và ngăn cản dòng máu đến chân, khiến lưu thông máu kém.
Các chuyên gia khẳng định, chỉ có tuần hoàn máu tốt mới có thể vận chuyển máu đến được với các chi và các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là các động mạch ở bàn chân được ghi nhận là những động mạch nhỏ nhất, có nghĩa là chúng dễ bị ảnh hưởng nhất. Khi những động mạch này bị tắc nghẽn, bạn có thể cảm thấy lạnh và đôi khi đau ở bàn chân.
Nguyên nhân gây ra bệnh xơ vữa động mạch là do lười vận động, hấp thụ nhiều calo, chất béo, hút thuốc lá, lượng cholesterol tăng cao, cao huyết áp (Ảnh: Internet) |
Đối với nữ giới, nếu đã thử qua các biện pháp giữ ấm nhưng chân vẫn lạnh thì rất có thể nội tiết tố của bạn đang bị rối loạn. Đặc biệt khi ở trong thời kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi rất lớn, khiến cho hàm lượng estrogen giảm xuống nhanh chóng, gây cản trở, gián đoạn các hoạt động bình thường của mọi cơ quan.
Ngoài ra, trong khi ngủ, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm và thiếu máu nuôi dưỡng ở bàn chân cũng khiến cho tình trạng lạnh chân của bạn trầm trọng thêm.
Mặc dù không hoàn toàn là yếu tố trực tiếp gây ra triệu chứng này, nhưng đái tháo đường có thể là tác nhân khiến cho các chức năng thần kinh ngoại biên của người mắc bị rối loạn, từ đó mới dẫn đến hiện tượng lạnh bàn chân.
Đặc biệt, tình trạng này phổ biến hơn với những người mắc đái tháo đường tuýp 2 hơn. Theo thống kê ở 100 người bệnh thì người mắc đái tháo đường tuýp 2 được ghi nhận có nguy cơ bị tổn thương thần kinh cao hơn với tỷ lệ 50%, so với tỷ lệ 20% ở người mắc đái tháo đường tuýp 1.
Tổn thương dây thần kinh có thể làm gián đoạn dây thần kinh phát hiện nhiệt độ ở bàn chân, gây ra cảm giác lạnh và khó chịu. Ngoài ra, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng loét bàn chân (Ảnh: Internet) |
Khi lo âu, căng thẳng, cơ thể ta sẽ tiết ra hormone adrenaline. Dưới tác dụng của hormone này, nhịp tim của ta sẽ đập nhanh hơn và cơ thể sẽ chuyển sang chế độ sẵn sàng cho những phản ứng chống lại nguy hiểm, tuy nhiên, vì điều này mà adrenaline có thể kéo máu ra khỏi các bộ phận cơ thể ít quan trọng hơn, như tay và chân, để bảo vệ các cơ quan chính. Điều này có thể khiến bàn tay và bàn chân bị lạnh.
Lo âu, căng thẳng cũng có thể gây ra chứng bệnh lạnh chân cho bạn, tuy nhiên lại thường không phổ biến (Ảnh: Internet) |
Khi mắc tình trạng suy giáp, tuyến giáp của chúng ta không chỉ bị suy giảm chức năng sản xuất hormone, gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể , mà còn dẫn đến hiện tượng giảm tuần hoàn, giảm lưu lượng máu trong quá trình vận chuyển đến bàn chân, khiến cho chúng ta bị lạnh chân.
Nếu bạn đang mắc tình trạng lạnh bàn chân và nghi ngờ có thể do bất kỳ vấn đề nào ở trên gây ra, đừng nên trì hoãn mà hãy đến gặp bác sĩ ngay, để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Nhưng nếu chân của bạn lạnh chỉ đơn giản là do vấn đề thời tiết hoặc do cơ địa vốn lạnh chứ không vì bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào, bạn có thể cân nhắc các phương pháp này tại nhà để làm ấm chân:
1. Tập thể dục thường xuyên: Giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm bàn chân.
2. Mặc ấm hơn: Chỉ cần đi tất dày hơn và đảm bảo chân luôn được che chắn đúng cách có thể là tất cả những gì bạn cần.
3. Massage chân với nước ấm: Massage cũng có thể giúp cải thiện lưu thông và máu lưu thông sẽ làm ấm bàn chân. Bạn có thể ngâm chân với nước ấm kết hợp với massage còn giúp hỗ trợ thải độc cực hiệu quả.
Ngâm chân với nước ấm sẽ khiến mạch máu giãn nở, quá trình lưu thông máu cũng dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng lạnh chân của chúng ta (Ảnh: Internet) |
Nếu cảm thấy tình trạng lạnh bàn chân này diễn ra thường xuyên, dù bạn đã làm nhiều cách để khắc phục thì rất có thể là do các vấn đề trên. Tốt nhất bạn vẫn nên dành thời gian để đi kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị thích hợp.
Xem thêm: 5 lợi ích tuyệt vời của chế độ ăn Địa Trung Hải đối với sức khoẻ chúng ta
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin