Hợp tác quảng cáo

Khi ngủ mắc 4 dấu hiệu này, cảnh báo đường huyết tăng cao

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường chính là nhận biết các dấu hiệu của đường huyết cao. Trong số các dấu hiệu này, giấc ngủ đóng vai trò không nhỏ. Và sau đây là bốn dấu hiệu khi ngủ cho thấy đường huyết của bạn có thể đang ở mức cao và cần được theo dõi cẩn thận.

Chỉ số đường huyết sẽ giúp ta nhận biết lượng đường trong máu có đang ổn định hay không, đang tăng hay giảm nhằm đánh giá tình trạng sức khoẻ. Theo các y bác sĩ, chỉ số đường huyết được cho là ổn định nếu ở mức: nhỏ hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/l) trong trạng thái bình thường hoặc sau bữa ăn; nhỏ hơn 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l) khi đói; cùng với đó là lượng Hemoglobin A1c (HbA1c - chỉ số giúp chẩn đoán đái tháo đường) nhỏ hơn 42 mmol/mol (5,7%).

Nếu lượng đường trong máu biến động và cho ra kết quả cao hơn so với mức chuẩn thì đó là dấu hiệu của đường huyết tăng cao. Khi hiện tượng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2- một tình trạng mãn tính, có nghĩa là nó kéo dài liên tục.

Khi ngu mac 4 dau hieu nay, canh bao duong huyet tang cao

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như: tim mạch, bệnh mắt do tiểu đường, bệnh thận, tổn thương thần kinh, tổn thương thính giác, tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh Alzheimer (Ảnh: Internet)

Có một điều khá thú vị mà không phải ai cũng biết đó là giấc ngủ và chỉ số đường huyết có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một giấc ngủ không đủ hoặc kém chất lượng có thể làm tăng nguy cơ đường huyết tăng cao, ngược lại, đường huyết cao cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ. Cơ thể con người luôn cần một lượng đường huyết ổn định để cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày và duy trì các chức năng cơ bản trong khi ngủ.

Tuy nhiên, khi mức đường huyết dao động quá lớn, đặc biệt là tăng cao, nó có thể gây ra một loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến giấc ngủ như khó chịu, khát nước, hoặc thậm chí là thức giấc giữa đêm.

Vì vậy, những dấu hiệu liên quan đến giấc ngủ có thể là chỉ báo sớm cho thấy mức đường huyết của bạn đang có vấn đề. Nếu trong khi ngủ bạn thường bắt gặp 4 dấu hiệu này, hãy kiểm tra tình trạng đường huyết của mình càng sớm càng tốt:

1. Thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của đường huyết cao là bạn thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm mà không có lý do rõ ràng. Khi mức đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm, gây ra tình trạng căng thẳng và khiến bạn khó có thể ngủ sâu. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy nóng bức hoặc đổ mồ hôi do sự gia tăng của hormone adrenaline.

Khi ngu mac 4 dau hieu nay, canh bao duong huyet tang cao

Tỉnh giấc giữa đêm không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ mà còn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng, ảnh hưởng đến năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống (Ảnh: Internet)

2. Mộng mị và giấc mơ sống động

Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng sự thật là những người có đường huyết cao thường trải qua những giấc mơ sống động và mộng mị nhiều hơn so với người bình thường. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi bất thường của mức đường huyết trong đêm. Khi đường huyết giảm đột ngột hoặc tăng cao, não bộ sẽ phản ứng bằng cách sản sinh ra những tín hiệu thần kinh khác thường, dẫn đến các giấc mơ kỳ quái hoặc cảm giác như mình bị đe dọa.

Nếu bạn thường xuyên gặp phải những giấc mơ này, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cần kiểm tra mức đường huyết của mình.

3. Khát nước hoặc tiểu đêm nhiều lần

Đường huyết cao thường dẫn đến hiện tượng cơ thể bị mất nước. Điều này khiến bạn cảm thấy khát nước ngay cả khi đang ngủ. Việc thức giấc nhiều lần để uống nước có thể làm gián đoạn giấc ngủ, đồng thời gây mệt mỏi vào ngày hôm sau. Ngoài ra, khi cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa qua đường tiểu, bạn có thể cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn vào ban đêm, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn là dấu hiệu rõ ràng của việc đường huyết tăng cao cần được kiểm soát.

4. Cảm giác tê bì hoặc đau nhức tay chân

Tê bì hoặc đau nhức tay chân trong khi ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh tiểu đường, một biến chứng phổ biến của đường huyết cao. Khi mức đường huyết tăng cao trong thời gian dài, nó có thể gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, dẫn đến cảm giác tê bì, châm chích hoặc đau nhức, đặc biệt là vào ban đêm khi cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi.

Khi ngu mac 4 dau hieu nay, canh bao duong huyet tang cao

Tê bì tay chân không chỉ làm bạn khó ngủ mà còn là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng đường huyết của bạn đang ở mức nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Đường huyết cao không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn gây ra nhiều vấn đề liên quan đến giấc ngủ, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo này khi ngủ có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe của mình, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Xem thêm: 6 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo