Nhiều người thắc mắc rằng rõ ràng trái cây tốt cho sức khỏe nhưng tại sao uống nước ép trái cây lại gây hại cho sức khỏe? Sự khác biệt giữa trái cây và nước ép là gì? Hãy cùng Sức khỏe Gia đình tìm hiểu nhé!
Theo một phân tích mới, việc uống nước ép trái cây nguyên chất mỗi ngày có liên quan đến việc tăng cân nhẹ ở trẻ em và người lớn. Tiến sĩ Walter Willett, giáo sư dịch tễ học và dinh dưỡng tại Trường Y Harvard, Boston chia sẻ: “Để ép ra 1 ly nước ép cần rất nhiều quả nên việc tiêu thụ nước trái cây thường xuyên dễ khiến bạn dung nạp vào vào cơ thể quá lượng cần thiết”.
Ví dụ một người ăn 3 quả cam trong ngày là bình thường cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn chỉ mất từ 1 - 2 phút để uống 1 ly nước ép và nó dễ khiến bạn uống thêm nhiều ly tiếp nữa. Từ đó, cơ thể bạn sẽ bổ sung thêm nhiều calo và dẫn đến lượng đường trong máu tăng nhanh.
Các chuyên gia cho biết, theo thời gian, quá nhiều đường trong máu có thể dẫn đến kháng insulin, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, bệnh tim, béo phì và các tình trạng mãn tính khác.
Theo tiến sĩ Tamara Hannon, bác sĩ nội tiết y khoa của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mặc dù kết luận của nghiên cứu không cho thấy tác động trực tiếp mà chỉ có mối liên quan nhưng chúng ta cũng cần lưu tâm đến những tác động mà nước ép trái cây gây ra.
Do lo ngại về tỷ lệ béo phì và sâu răng ngày càng tăng ở trẻ em, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ khuyên các bậc cha mẹ và người giám hộ không sử dụng nước trái cây cho trẻ dưới 1 tuổi, hạn chế uống ở mức 100ml mỗi ngày đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi và chỉ 150ml mỗi ngày cho trẻ em từ 4 đến 6 tuổi.
Theo tiến sĩ David Katz, người sáng lập Sáng kiến Sức khỏe Đích thực, ta không nên tiêu thụ nước ép trái cây như một khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày. Thay vào đó hãy ưu tiên sử dụng trái cây và rau củ tươi. Theo hướng dẫn dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ, thanh thiếu niên và người lớn không nên uống quá 200ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày và nước trái cây không nên được coi là một cách lành mạnh để làm dịu cơn khát.
Tuy nước ép trái cây được cho là không lành mạnh để sử dụng hằng ngày, ông Katz cho rằng trong một số trường hợp phải lựa chọn thì hãy ưu tiên nước ép thay vì các loại soda.
Theo tiến sĩ Hannon, các loại hoa quả và rau củ tươi chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin, được bao phủ bởi chất xơ. Nói cách khác, chất xơ và các thành phần cấu trúc của thực phẩm giúp cơ thể chúng ta tiêu hóa thực phẩm một cách hiệu quả hơn. Khi chúng ta loại bỏ chất xơ và các thành phần cấu trúc của thực phẩm, cơ thể chúng ta sẽ tiêu hóa và chuyển hóa chúng khác với cách tiêu hóa và chuyển hóa thông thường.
Ví dụ, ăn cả quả táo không làm tăng lượng đường trong máu vì fructose, loại đường có tự nhiên trong trái cây và một số loại rau sẽ được giải phóng từ từ vào máu. Tuy nhiên, uống nước ép táo sẽ khiến lượng đường fructose vào trong máu.
Đường tự nhiên có trong trái cây sẽ được giải phóng từ từ vào máu khi ăn cả quả. |
Tiến sĩ Hannon giải thích: “Máu không thể có đường. Nó gây nguy hiểm cho các cơ quan nên cơ thể có rất nhiều cơ chế để loại bỏ đường nhanh chóng và giữ cho lượng đường trong máu của chúng ta ở mức bình thường. Vì vậy, gan - cơ quan chuyển hóa đường, sẽ chuyển đổi một phần lớn lượng calo đó thành chất béo để chúng không bị đưa vào máu”.
Tác giả nghiên cứu thuộc khoa dinh dưỡng tại Harvard, ông Malik cho biết: “Khi bạn tiêu thụ calo ở dạng rắn, não của bạn sẽ ghi nhận lượng calo đó tốt hơn dạng lỏng và não sẽ điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào cho phù hợp. Nhưng nếu bạn uống lượng calo đó, bạn có thể không cảm thấy no và đôi khi cơ thể còn có cảm giác mệt mỏi”.
Theo nghiên cứu, ở trẻ em, mỗi khẩu phần bổ sung nước ép trái cây nguyên chất mỗi ngày có liên quan đến sự thay đổi chỉ số khối cơ thể hay BMI cao hơn 0,03 đơn vị. Ban đầu, nghiên cứu không tìm thấy tác động đối với người lớn do sự khác biệt trong cách đo lượng calo. Tuy nhiên, khi xem xét một tập hợp con gồm 25 nghiên cứu có điều chỉnh lượng calo, kết quả cho thấy chỉ số BMI.
Để tính chỉ số BMI của người trưởng thành, cân nặng được chia cho bình phương chiều cao của một người. Phạm vi cân nặng khỏe mạnh của trẻ dựa trên chỉ số BMI nằm trong khoảng từ phần trăm thứ 5 đến thứ 85 trên biểu đồ tăng trưởng của trung tâm kiểm soát bệnh truyền nhiễm.
Những thay đổi về chỉ số BMI mà nghiên cứu tìm thấy có thể rất nhỏ vì hầu hết mọi người không uống quá 200ml nước trái cây mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sử dụng nước ép thay hằng ngày để giải khát hay thay thế khẩu phần ăn và lâu dần sẽ hình thành các bệnh mãn tính liên quan. Sau bài viết này, hãy nhớ sử dụng trái cây và rau củ tươi và duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe mỗi ngày nhé!
Thu Trang
Theo Người đưa tin
Xem thêm: Dân buôn hoa quả chỉ cách đơn giản nhất để cam tươi lâu và không bị khô