Hợp tác quảng cáo

Khốn khổ vì nhiệt miệng, hãy uống ngay các loại nước ép này

Để vết nhiệt miệng, loét miệng nhanh lành, không gây thêm đau đớn, bạn có thể uống một số loại nước như dưới đây.

Căn nguyên gây nhiệt miệng, loét miệng là do nhiệt độc, hỏa độc, thấp nhiệt hoặc âm hư. Nguyên tắc ăn uống khi bị nhiệt miệng là nên tăng cường rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, B, sắt, kẽm... để hạn chế tổn thương niêm mạc và giúp vết loét nhanh lành. Nên hạn chế các món ăn, đồ uống có chứa gia vị cay nóng, như ớt, tỏi, gừng, hạt tiêu... 

Ðặc điểm căn bệnh là lành tính, không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự khỏi, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.

Nước rau má

Theo Đông y, rau má có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, lở ngứa... Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể xay rau má lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ nên uống một cốc nước rau má, không nên uống quá nhiều.

Khon kho vi nhiet mieng, hay uong ngay cac loai nuoc ep nay

Nước cam, chanh

Bản thân cam, chanh không giúp điều trị nhiệt miệng. Tuy vậy, cam và chanh đều chứa rất nhiều vitamin C nên giúp tăng khả năng đề kháng của cơ thể, giúp bạn nhanh chóng vượt qua những căn bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. 

Bạn có thể uống một cốc nước cam hoặc nước chanh mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên uống khi đói, tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Khon kho vi nhiet mieng, hay uong ngay cac loai nuoc ep nay

Nước ép cà chua

Theo Đông y, cà chua có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng nhanh nhiệt, giải độc. Nhờ đặc tính này nên khi bị nhiệt miệng, bạn cũng có thể uống nước ép cà chua để vết loét miệng nhanh lành hơn. 

Tuy nhiên, nên lưu ý là chỉ nên mua cà chua tại địa chỉ uy tín, an toàn, để tránh thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng... Khi làm nước ép, có thể pha thêm nước hoặc xay cùng một số loại rau củ quả có tính mát sẽ ngon hơn.

Khon kho vi nhiet mieng, hay uong ngay cac loai nuoc ep nay

Nước mía

Theo Đông y, nước mía có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhanh nhiệt. Uống nước mía khi bị nhiệt miệng cũng rất tốt, đặc biệt là trong mùa Hè nắng nóng. 

Khon kho vi nhiet mieng, hay uong ngay cac loai nuoc ep nay

Nước củ cải trắng

Sử dụng nước củ cải trắng để súc miệng mỗi ngày là cách chữa nhiệt miệng có hiệu quả không thua kém gì 2 cách trên. Bạn dùng 300 gram củ cải trắng giã lấy nước rồi hòa cùng 1 lít nước lọc, ngày súc miệng 3 lần. Sau khoảng 3 ngày, bạn sẽ thấy nhiệt miệng không còn nữa.

Khon kho vi nhiet mieng, hay uong ngay cac loai nuoc ep nay

Mật ong và bột nghệ

Cả 2 nguyên liệu này đều có tính kháng khuẩn, chống viêm nên sự kết hợp giữa mật ong và bột nghệ sẽ giúp các vết loét hồi phục nhanh chóng và không để lại sẹo. Bạn dùng khoảng 2 muống café mật ong, trộn với một ít bột nghệ rồi thoa vào chỗ loét. Dùng 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy bình phục rất nhanh.

Khon kho vi nhiet mieng, hay uong ngay cac loai nuoc ep nay

Cỏ mực và mật ong

Cỏ mực (cây nhọ nồi) tuy có mùi hơi khó chịu nhưng có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Đặc biệt, tính tiêu viêm, kháng khuẩn của loại cỏ này kết hợp với mật ong sẽ là cách chữa nhiệt miệng vô cùng hoàn hảo. Bạn giã nát một ít lá cỏ mực đã rửa sạch, vắt lấy nước, cho mật ong vào trộn đều. Tiếp theo, dùng bông tăm thấm hỗn hợp vào bôi vào chỗ bị nhiệt, ngày bôi 2 – 3 lần.

Khon kho vi nhiet mieng, hay uong ngay cac loai nuoc ep nay

Nước lọc

Uống đủ nước không chỉ giúp ích cho các cơ quan, bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt hơn mà còn giúp đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Mặc dù bị nhiệt miệng sẽ gây khó khăn khi ăn uống, nhưng bạn nên uống thêm nhiều nước. 

Bạn có thể cho thêm vài lát dưa chuột, dưa hấu, dâu tây, một lát chanh hay vài lá bạc hà vào bình nước rồi uống. Cách này không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho nước mà những loại hoa quả thanh mát còn giúp vết nhiệt miệng nhanh lành.

Khon kho vi nhiet mieng, hay uong ngay cac loai nuoc ep nay

Trà xanh

Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp rút ngắn thời gian phát tán của siêu vi, đồng thời giúp vết loét miệng nhanh lành hơn.

Khon kho vi nhiet mieng, hay uong ngay cac loai nuoc ep nay

Những lưu ý khi bị nhiệt miệng:

- Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt như: ớt, tiêu, các món chiên xào,… Ngoài việc gây nhiệt miệng, những thức ăn này còn khiến nóng gan, gây mẩn ngứa và thường gặp nhất là nổi mụn.

- Hạn chế các thức uống như bia rượu, cafe, nước uống có ga vì đây đều là những nhóm đồ uống có tính nóng, dễ gây nhiệt miệng. Thay vào đó bạn hãy bổ sung nhiều nước lọc để giải tỏa nhiệt độ trong cơ thể.

- Tích cực ăn những loại thực phẩm mát gan, giải nhiệt như: các loại rau xanh, đậu xanh, cà chua, dưa chuột, các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,…

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống khỏe 

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo