Hợp tác quảng cáo

Không nên để cơ thể thiếu sắt

Sắt rất cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và đặc biệt cần thiết để nuôi dưỡng các mô, các cơ quan nhất là não bộ. Thiếu sắt sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút làm việc kém hiệu quả và dễ mắc bệnh.

Hậu quả của thiếu sắt

Người bị thiếu sắt thường có những biểu hiện như làn da xanh mét, hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, những cơn hồi hộp thường xuyên, tim đập nhanh, kém tập trung... Tuy nhiên, nhiều người rất dễ nhầm với các bệnh tim mạch, hô hấp, suy nhược thần kinh.

Theo số liệu mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở người Việt Nam, tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt chiếm 36,7% ở trẻ em, 37,6% thai phụ và 26,7% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Thiếu máu dinh dưỡng thường gặp nhất là do thiếu sắt. Sắt là một trong những thành phần chính cấu tạo nên hồng cầu. Thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm trẻ em chậm phát triển chiều cao, thể lực, tinh thần, học tập kém đi. Nguy hiểm hơn, thiếu máu còn làm cho cơ thể trẻ mất khả năng kháng khuẩn và dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng như: viêm đường hô hấp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiêu hóa. Người lớn thiếu máu sẽ bị nhẹ cân, cơ bắp yếu, kém tập trung hay buồn ngủ và giảm năng suất lao động.

Tình trạng thiếu máu diễn ra ở nữ nhiều hơn nam vì chị em phải mất nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là nguyên nhân khiến tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) luôn cao. Thiếu máu do thiếu sắt khiến hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể suy giảm, gây thiếu nội tiết tố, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và dẫn đến gây ra vô sinh ở chị em. Ngoài ra, thiếu máu cũng làm cho cơ thể chị em suy yếu, mệt mỏi, căng thẳng làm giảm tần suất quan hệ gối chăn.

Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu về chất sắt và các chất dinh dưỡng khác rất cao vì phải nuôi thêm thai nhi, vì vậy, nếu thiếu máu dinh dưỡng, thai phụ dễ bị các tai biến sản khoa như: đẻ non, sẩy thai, dị tật thai, băng huyết sau sinh...Nguy hiểm hơn trẻ sinh ra có khi mắc phải các dị tất ống thần kinh như: cột sống chẻ đôi, não vô sọ...

Điều trị thiếu sắt bằng cách nào?

Cải thiện chế độ ăn. Đối với trẻ em, bữa ăn cần đa dạng, cung cấp đầy đủ thực phẩm chứa sắt (thịt, cá, gan, lòng đỏ trứng, hến, cua...) tăng cường vitamin C từ rau quả (cam, chanh...) vì vitamin này làm tăng khả năng hấp thụ sắt.

Khong nen de co the thieu sat

Nuôi con bằng sữa mẹ, hạn chế cho trẻ dùng những thức ăn có yếu tố gây ức chế hấp thu sắt như đậu (phytat), trà, cà phê, coca (tanin)...

Bổ sung sắt cho trẻ dưới dạng sirô, dạng giọt nước chế phẩm đa sinh tố. Trẻ có thể uống hằng ngày, mỗi đợt từ 2-3 tháng.

Cải thiện tình trạng môi trường, không dùng phân tươi làm phân bón cây trồng, tẩy giun định kỳ cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi.

Sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt như bột dinh dưỡng có tăng cường đa vi chất dinh dưỡng (trong đó có sắt), bánh quy tăng cường sắt, kẽm, sữa tăng cường sắt... được phép lưu hành trên thị trường.

Với phụ nữ mang thai, mỗi ngày phải uống một viên sắt có 60mg sắt nguyên tố và 400 mcg acid folic, uống liên tục kể từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng.

Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung viên sắt bằng cách mỗi tuần một viên uống trong 16 tuần liên tục, mỗi năm uống một đợt.

P.Q

Theo chuyên đề Sức Khỏe gia Đình

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo