Hỏi: Em trai tôi 15 tuổi, dáng hơi gù. Mới đây, sau khi đi khám, bác sỹ chẩn đoán bị cong vẹo cột sống (CVCS). Xin bác sĩ chỉ dẫn rõ hơn về bệnh và cách điều trị? (Lê Quyết Thắng, Bình Dương)
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Cột sống là trụ cột của cơ thể, là chỗ dựa vững chắc cho các hệ thống cơ quan phát triển, bảo vệ tuỷ sống, giảm sóc cho bộ não. Nhờ có cột sống mà cơ thể có thể vận động linh hoạt, quay sang trái, sang phải, cúi hoặc ưỡn, nhún nhảy một cách dễ dàng, tạo cho cơ thể có nhiều tư thế khác nhau.
Cong vẹo cột sống (CVCS) là tình trạng cột sống có đường cong khi nhìn thẳng. Cột sống bình thường chỉ cong khi nhìn ngang ưỡn ở cổ và thắt lưng, gù ở lưng và xương cùng.
Nguyên nhân:
- Do bẩm sinh: Có thể do mất nửa đốt sống cổ, xẹp đốt sống
- Do mắc phải tư thế ngồi chưa đúng
- Do biến chứng của các bệnh khác: bị u xơ thần kinh, di chứng bại liệt, di chứng lao cột sống, bệnh cơ thần kinh.
Phân loại CVCS: Vẹo không cấu trúc và vẹo cấu trúc:
- Vẹo không cấu trúc: là vẹo với cột sống không biến dạng
Phân loại: vẹo tư thế, vẹo bù trừ, vẹo do thoát vị đĩa đệm cột sống, vẹo do viêm
- Vẹo cấu trúc: là vẹo với cột sống biến dạng (đốt sống bị biến dạng ở đường cong).
Gồm 4 loại: vẹo tự phát; vẹo do liệt; vẹo bẩm sinh; vẹo trong một số bệnh như bệnh u xơ thần kinh, bệnh rỗng tuỷ sống, bệnh thoát vị tuỷ - màng tuỷ, bệnh lao xương sống.
Cách phát hiện CVCS: Trẻ cởi trần, cúi lưng, ho trẻ cởi trần cúi lưng, ngón tay trỏ chạm đầu ngón chân. Người khám ở phía sau quan sát thấy gù một bên lưng thì đưa trẻ đến nhân viên y tế kiểm tra xác định.
Điều trị CVCS: Bệnh nhân bị CVCS thì tùy vào căn nguyên mà điều trị cho phù hợp. Đối với vẹo cấu trúc kèm xoay cần được điều trị với nẹp xoay hoặc phẫu thuật trong các trường hợp như: uốn nắn trẻ có tư thế đúng và thường xuyên tập luyện cơ lưng bụng; kéo giãn nhóm cơ duỗi lưng bên lõm và tập mạnh cơ duỗi lưng bên lồi; chỉ định nẹp xoay; chỉ định phẫu thuật sửa độ cong; điều trị vật lý trị liệu; tập ho và thở.
Bác sĩ SKGĐ
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học