Hợp tác quảng cáo

Lấy sữa mẹ chữa bệnh mắt: sai lầm mà vẫn còn rất nhiều người mắc phải khiến đôi mắt tổn thương

Sữa mẹ là nguồn sữa quý giá nhất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng, sữa mẹ không hề “thần thánh” đến mức được dùng cho mục đích để chữa bệnh, thường thấy nhất là chữa các dạng bệnh mắt. Đó là một sai lầm tai hại, đáng lo thay, vẫn còn rất nhiều người mắc phải sai lầm này và dẫn đến hậu quả khôn lường.

Bước vào thời điểm giao mùa, các tác nhân gây bệnh trong không khí (như vi khuẩn, virus, vi nấm,...) sẽ có điều kiện lý tưởng để sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Đó cũng là lý do vì sao mà các bệnh về mắt sẽ gia tăng rất nhanh trong thời điểm này, đơn cử như khô - ngứa mắt, viêm bờ mi, và đặc biệt nhất là đau mắt đỏ - hiện đang có tỷ lệ mắc tăng mạnh, nguy cơ bùng thành dịch cao.

Theo y văn, tình trạng đau mắt đỏ (hay còn được gọi là viêm kết mạc) là bệnh lý về mắt khá phổ biến trong mùa thu, thường được gây ra bởi các chủng virus như adenovirus, enterovirus,... hoặc vi khuẩn lậu cầu, vi khuẩn bạch hầu, liên cầu,... Khi bị đau mắt đỏ, ngoài triệu chứng đỏ sưng và đau rát mắt, người mắc có thể gặp thêm các triệu chứng khác như: mắt bị ngứa, dễ chảy nước mắt, tiết chất dịch loãng, đỏ mắt, cảm giác có vật thể lạ trong mắt, mờ mắt vào buổi sáng, chảy mủ hoặc dịch nhầy có màu trắng hoặc vàng, u nhú kết mạc,...

Lay sua me chua benh mat: sai lam ma van con rat nhieu nguoi mac phai khien doi mat ton thuong

Adenovirus là “thủ phạm” gây ra 80% - 90% trường hợp viêm kết mạc do virus. Adenovirus thuộc họ Adenoviridae - loại virus DNA sợi đôi, không có vỏ bọc. Virus này dễ tấn công và gây bệnh viêm kết mạc ở trẻ hơn người lớn. Virus dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp, dùng chung vật dụng nhiễm mầm bệnh, hồ bơi công cộng (Ảnh: Internet)

Để có thể xử lý tình trạng đau mắt đỏ một cách an toàn - đặc biệt là với trẻ em, mọi người cần chú ý đưa người mắc đến bệnh viện sớm để kiểm tra và nhận hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh có thể khỏi hoàn toàn sau 5 - 7 ngày với trường hợp nhẹ, hoặc từ 10 - 14 ngày với trường hợp nặng hơn.

Tuy nhiên, có nhiều người lại xem nhẹ tình trạng này nên không chịu đến bệnh viện thăm khám, mà lại nghe theo những lời truyền miệng từ những người xung quanh, hoặc tin lời khuyên trên mạng để chữa bệnh đau mắt đỏ. Một trong số đó chính là lấy sữa mẹ để nhỏ vào mắt, sẽ giúp khỏi bệnh.

Theo chia sẻ của bác sĩ Anh Thy (người đầu tiên tại Việt Nam lấy được chứng nhận Chuyên gia tư vấn sữa mẹ quốc tế IBCLC - International Board Certified Lactation Consultant), việc dùng sữa mẹ nhỏ vào mắt để chữa bệnh mắt là phương pháp không hề có cơ sở khoa học. Trong trường hợp nó thực sự công hiệu, chỉ đơn là do trùng hợp. Bởi thực tế, sữa mẹ là một nguồn thực phẩm rất dồi dào chất dinh dưỡng, nếu để lâu ở môi trường ngoài thì rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Sau đó, dùng sữa này nhỏ vào mắt sẽ khiến tình trạng đau mắt đỏ thêm trầm trọng, có thể dẫn đến biến chứng viêm mắt, nguy hiểm hơn nếu có sự xâm nhập của những loại vi khuẩn lạ, độc thì nguy cơ mù mắt rất cao.

Lay sua me chua benh mat: sai lam ma van con rat nhieu nguoi mac phai khien doi mat ton thuong

Bằng chứng cho thấy, không ít thông tin người bệnh - nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ em bị đau mắt đỏ gặp tổn thương mắt nghiêm trọng, thậm chí đối diện nguy cơ mù lòa do lấy sữa mẹ nhỏ vào mắt để chữa bệnh mắt đã được đăng tải trên báo chí, các phương tiện truyền thông nhằm cảnh báo mọi người (Ảnh: Internet)

Nói chung, để chữa bệnh đau mắt đỏ, với trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt thường xuyên, nhằm tiêu diệt các mầm mống gây bệnh bị kẹt trong mắt. Với trường hợp nặng, bị bội nhiễm vi khuẩn thì phải đi khám, theo đó, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc kháng sinh để nhỏ mắt.

Ngoài ra, vì đôi mắt luôn nhạy cảm với môi trường xung quanh, đặc biệt là trong một ngày tiếp xúc với vô số tác nhân gây bệnh như vi khuẩn/ virus trong không khí. Vì thế, mọi người - nhất là những gia đình có con nhỏ cần nhắc nhở con trẻ hãy chủ động bảo vệ đôi mắt của mình, bằng cách ghi nhớ 5 biện pháp đã được Bộ Y tế khuyến cáo sau đây:

1. Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.

2. Hạn chế dùng tay chạm vào mắt, không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng.

3. Thường xuyên vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân.

4. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường. Đeo khẩu trang khi đi ra đường. Một điều cần lưu ý là không dùng chung vật dụng cá nhân như: thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang,…

5. Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn đầy đủ chất và bổ sung vitamin A, C, E,…

Không nên nghe theo các lời khuyên trên mạng, lấy sữa mẹ nhỏ vào mắt để trị bệnh đau mắt đỏ, Tốt hơn hết, khi nhận thấy bản thân đang mắc phải tình trạng này nhiều ngày không khỏi, có kèm theo một số triệu chứng khác ở mắt thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám ngay, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, đừng quên bảo vệ đôi mắt của mình bằng những lưu ý kể trên nhé.

Xem thêm: Gánh nặng tâm lý từ việc thi trượt lớp 10: cha mẹ phải là điểm tựa cho con lúc này

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Gia đình khỏe

Giảm béo