Bệnh lở miệng khiến bạn khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt là ăn uống và ngại giao tiếp với mọi người. Cần chữa trị ngay tránh nhiễm trùng da gây lở loét nặng rất khó chữa.
Theo WebMD, lở miệng (hay còn gọi là rộp môi), nguyên nhân chính gây bệnh là do virus HSV-1(1 dạng của Virut Herpes Simplex, hãy còn gọi là Herpes miệng).
Khi bạn đã nhiễm loại virus này, biểu hiện thường thấy là ngứa ran, nóng xung quanh môi, miệng. Sau đó vài ngày sẽ xuất hiện những nốt mụn rộp, mụn nước, viêm loét đau đớn xuất hiện xung quanh miệng, môi, thậm chí lan cả lên vùng má và tai.
Sau khi lây nhiễm, các mụn nước hoặc vết loét có thể tái phát theo từng đợt, thường sẽ bị lại những chỗ cũ.
Nguyên nhân gây bệnh lở miệng: thiếu hụt vitamin nhóm B như B12, vitamin C, chất sắt, rối loạn cân bằng hormone, mắc phải các bệnh về đường ruột, bệnh răng miệng, dị ứng thực phẩm, ăn quá nhiều đồ chiên rán, cay nóng, uống rượu bia quá nhiều, stress căng thẳng...
Tuy nhiên, bệnh này khá phổ biến và nhiều chuyên gia đã tìm ra cách chữa bệnh từ những thực phẩm tự nhiên có sẵn trong gian bếp, vừa dễ dàng lại có hiệu quả cao nếu bạn áp dụng ngay lúc đầu phát hiện bệnh.
1. Tỏi
Tỏi có khả năng kháng khuẩn tự nhiên tương đối mạnh, đồng thời giảm sưng và hỗ trợ điều trị bệnh mau khỏi.
Nên sử dụng tỏi để điều trị khi bạn bắt đầu cảm thấy ngứa ran sớm vùng quanh miệng và môi để ngăn chặn mụn nước phát triển.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng tỏi tươi thái lát và thoa lên vùng da ngứa để loại bỏ vi khuẩn, virut gây bệnh.
2. Tinh dầu
Tinh dầu bạc hà và tinh dầu tràm trà được dùng khá nhiều trong mỹ phẩm trị mụn bởi tính năng kháng khuẩn và khử trùng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại dầu này có thể ngăn chặn vết loét phát triển nếu bạn dùng ngay khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.
Pha loãng một hoặc một trong hai loại dầu n
ày với một muỗng cà phê dầu dừa hoặc dầu ô liu và bôi nó lên vùng da bị ngứa bằng một miếng bông sạch. Cách này sẽ giúp bạn xoa dịu làn da, bớt cảm giác ngứa ran nóng bừng bởi vi khuẩn đã bị ngăn chặn.
3. Vitamin C
Một cách khác để ngăn sự phát triển của vi khuẩn, vi rút bạn nên tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách bổ sung thêm vitamin C – một chất chống oxy hóa và tốt cho hệ miễn dịch.
Hãy thêm một số loại quả như cam quýt, bưởi, chanh,...vào thực đơn hàng ngày nhé.
4. Nha đam
Nha đam rất hiệu quả như một sản phẩm kháng khuẩn, thoa nha đam lên vết ngứa có thể giúp ngăn ngừa bất kỳ loại nhiễm trùng tiềm ẩn nào. Cộng thêm hiệu quả giảm đau và tăng tốc độ chữa lành.
Hãy dùng lá nha đam tươi, bóc vỏ và thoa nhựa nha đam lên vùng da bị ngứa trong khoảng 20 phút. Nhựa nha đam khá đắng vì vậy đừng liếm môi hoặc ăn uống trong lúc này.
Nếu bạn không có sẵn lá nha đam tươi có thể thay thế bằng gel nha đam hoặc kem dưỡng ẩm nha đam.
5. Vitamin E
Vitamin E sẽ giúp làm lành vết thương và tái tạo làn da.
Có hai cách để bạn có thể tận thu vitamin E: cách 1 bạn có thể bôi kem vitamin E trực tiếp lên vùng da bị tổn thương hoặc cách thứ 2 hãy ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin E.
Đối với những trường hợp tồi tệ hơn là bị nhiễm trùng nặng thì bạn sự tư vấn của bác sĩ và kê đơn thuốc điều trị. Những phương pháp trên có thể áp dụng trong giai đoạn đầu, hiệu quả lên tới 90%.
Thu Hương
Theo Tạp chí Sống khỏe