Quả sung chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không lưu ý khi sử dụng, sung có thể gây ra những tác hại khôn lường. Hãy cùng SKGĐ tìm hiểu lợi ích và tác hại của quả sung qua những chia sẻ dưới đây.
Quả sung là một loại quả thuộc họ dâu tằm, có tên gọi khoa học là Ficus racemosa. Quả sung còn có tên gọi như quả ánh nhật, quả mật, quả vô hoa,... Loại quả này khi còn non có vị khá chát, khi chín thì sẽ ngọt hơn và bên trong ruột chín màu đỏ, mọc thành chùm, được tìm thấy tại các khu vực miền quê nước ta, đặc biệt là ở các bờ sông suối, nơi có độ ẩm cao.
Với quả sung, ngoài việc sử dụng để làm các món ăn thường ngày, chúng còn được áp dụng để làm thuốc trị liệu một số bệnh lý dân gian hiệu quả, có nhiều bài thuốc chữa bệnh của quả sung rất hữu ích mà ít người biết đến.
Quả sung với rất nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người, với 100g sung thì có chứa đến 0,4g chất béo, 19g đường bột tự nhiên, 0,8g protein, 1,2g chất xơ và còn lại là nước. Bên cạnh đó loại quả này còn chứa một số loại khoáng chất có lợi như canxi, natri, photpho, sắt…. và các vitamin có lợi khác như C, B1, B2, PP,…
Các enzyme có trong quả sung còn tham gia tích cực vào quá trình trao đổi chất của các mô, tế bào và xương. Các vitamin B, A, C, PP và E có tác động tích cực đến vẻ đẹp của da, tóc và chống lão hóa sớm.
Quả sung có chứa khoáng chất có lợi như canxi, natri, photpho, sắt và nhiều vitamin khác |
Theo đông y, sung có tính bình được sử dụng để tiêu độc, chữa các bệnh về viêm họng, ngứa cổ họng và ho khan kéo dài. Bạn có thể giã nát hoặc thái lát quả sung và nấu với nước uống sẽ rất hiệu quả để giảm ho.
Hoặc cũng có thể ăn sống 1-2 loại quả này hoặc uống 30-60g sung được sắc thành thuốc uống mỗi ngày, đến khi bệnh khỏi hẳn có thể dừng lại. Đồng thời, bạn nên sử dụng kèm với nho khô hoặc đường phèn để tăng công dụng và dễ ăn hơn do sung có vị chát.
Trong sung có rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ giúp kích thích nhu động ruột tạo ra một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Do vậy, ăn nhiều loại quả này sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày, đại tràng, chống táo bón và giảm nguy cơ bị trĩ.
Để chống viêm loét dạ dày tá tràng bằng quả sung, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc sao khô tán bột, mỗi ngày sắc 6-9g uống 2-3 lần hoặc chế thành trà uống hàng ngày.
Quả sung có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày, đại tràng, chống táo bón và giảm nguy cơ bị trĩ. |
Sung được dùng hiệu quả trong việc chữa các bệnh viêm khớp, loãng xương do chứa nhiều các khoáng chất như kali, manga và canxi. Manga và kali đều có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh và hấp thụ canxi giúp xương chắc khỏe. Do đó, bạn nên ăn sung thường xuyên từ 1-2 chùm mỗi tuần để cung cấp dưỡng chất và ngăn ngừa các bệnh về xương cho cơ thể.
Sung có thể chữa được các bệnh da liễu như mụn nhọt, lở loét, giời leo,… Nếu không may bị mắc phải bệnh này, bạn có thể điều trị bằng cách sắc từ 2-3g sung đã được giã nát và phơi khô sau đó dùng để rửa phần da tổn thương. Tiếp theo là sử dụng sung sao khô, tán nhỏ rắc lên vết thương. Sau vài ngày điều trị, phần da tổn thương sẽ dần lành lại.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong quả sung chứa nhiều dưỡng chất như omega, pectin, vitamin A, K, C, sắt, kẽm,… giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu rất hiệu quả, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, ung thư vú, ung thư ruột thừa,…
Xem thêm: Công dụng trị ung thư tuyệt vời từ CÂY TRÂM BẦU
Bạn có thể thêm sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày như làm sung muối, sung hầm thịt,… hoặc sắc thành nước uống để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết hàng ngày. Tuy nhiên, tác hại của quả sung muối, tác hại của quả sung khô vẫn có nếu bạn lạm dụng quá nhiều, vậy nên cần chú ý hàm lượng khi dùng.
Quả sung (ảnh minh hoạ) |
Quả sung tuy có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, tuy nhiên tác hại của quả sung đối với sức khoẻ vẫn có nếu bạn sử dụng không đúng cách.
Sung chín có tính nóng, khi ăn nhiều sung chín có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu, trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.
Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.
Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách - bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu
Qua những chia sẻ trên hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về công dụng và tác hại của quả sung qua đó biết cách sử dụng hợp lý loại quả này để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Chúc bạn thành công!
Quỳnh Hoa
Theo Tạp chí Sống khỏe