Hợp tác quảng cáo

Lưu ý 3 trường hợp cần uống nước từ từ kẻo nguy hiểm đến tính mạng

Nếu bạn không uống nước, bạn chắc chắn sẽ bị ốm, do đó, uống nhiều nước hơn thường là câu thần chú của nhiều người. Nhưng uống nhiều nước có thực sự tốt?

Đối với sức khỏe, việc tìm hiểu phương pháp uống nước khoa học là vô cùng quan trọng.

3 trường hợp cần uống nước từ từ kẻo nguy hiểm đến tính mạng

Trước và sau khi tập thể dục:

Khi tập thể dục, cơ thể sẽ đổ rất nhiều mồ hôi, và nhiều người sẽ chọn cách uống nhiều nước trong thời gian ngắn để giải cơn khát, nhưng thực tế, điều này là không đúng.

Nguyên nhân là do sau khi lao động nặng nhọc hoặc vận động gắng sức, ra nhiều mồ hôi sẽ khiến cơ thể mất muối. Lúc này nếu tiêu thụ một lượng lớn nước trong thời gian ngắn mà không được bổ sung muối kịp thời sẽ làm nồng độ các chất điện giải như ion natri trong máu sẽ giảm nhanh chóng, có thể gây ngộ độc nước và thậm chí tử vong trong trường hợp nặng.

Luu y 3 truong hop can uong nuoc tu tu keo nguy hiem den tinh mang

Khi tập thể dục, cơ thể sẽ đổ rất nhiều mồ hôi, và nhiều người sẽ chọn cách uống nhiều nước trong thời gian ngắn để giải cơn khát, nhưng thực tế, điều này là không đúng.

Khuyến cáo: Chú ý bổ sung nước khoảng 2 giờ trước khi tập để tránh mất nước sau khi tập. Trong khi tập luyện, chúng ta phải nắm vững nguyên tắc uống từng ngụm nhỏ và uống làm nhiều lần. Nếu cảm thấy khát, bạn có thể súc miệng bằng nước trước, sau đó tăng lượng nước uống lên với lượng nhỏ và nhiều lần.

Trong khi ăn:

Uống nước khi ăn là thói quen của nhiều người, có người để chống nghẹn, có người để chống mặn hoặc cay.

Trên thực tế, uống một lượng nước nhỏ trong bữa ăn không có vấn đề gì, nhưng bạn phải chú ý đến lượng nước. Thông thường, bạn nên kiểm soát lượng nước uống trong một cốc nhỏ (100-200 ml) trong bữa ăn.

Nhưng nếu bạn quen uống hơn 300 ml nước trong các bữa ăn thì đây là lượng nước lớn, không tốt cho tiêu hóa.

Khuyến cáo: Khi bị khô miệng, bạn có thể uống một ít canh vì chất đạm, dầu và các thành phần khác có trong canh sẽ kích thích sản xuất dịch tiêu hóa, không ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Khi dùng thuốc:

Khi dùng thuốc, nhiều người uống rất nhiều nước để cải thiện vị giác, nhưng điều này rất có thể là sai lầm. Bởi vì, không phải loại thuốc nào cũng cần uống thêm nước.

Chẳng hạn thuốc giảm ho, hen suyễn như siro ho thông thường, sau khi uống, nó sẽ bám vào thành họng và tác động trực tiếp lên vùng tổn thương, từ đó có tác dụng kháng viêm, giảm ho. Nếu bạn uống nước ngay sau khi uống thuốc, các hoạt chất của thuốc trong cổ họng sẽ bị rửa trôi, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Một người cần uống bao nhiêu nước là thích hợp?

Theo các hướng dẫn về sức khỏe, một người trưởng thành khỏe mạnh trung bình nên uống 1.500-1.700 ml nước mỗi ngày. Đối với những người ra nhiều mồ hôi, chẳng hạn như làm việc ở nhiệt độ cao, lượng nước họ uống được tăng lên một cách thích hợp.

Tuy nhiên, những con số trên chỉ là một gợi ý. Trên thực tế, mọi người đều có thể đánh giá nhu cầu nước của cơ thể bằng màu sắc của nước tiểu.

Nói chung, nếu nước tiểu có màu chanh nhạt nghĩa là nước trong cơ thể đang ở trạng thái tốt nhất. Nếu nước tiểu trong và không màu thì bạn nên giảm lượng nước uống xuống một chút, nếu nước tiểu có màu vàng thì bạn cần bổ sung nước kịp thời.

Luu y 3 truong hop can uong nuoc tu tu keo nguy hiem den tinh mang

Trên thực tế, mọi người đều có thể đánh giá nhu cầu nước của cơ thể bằng màu sắc của nước tiểu.

Những người bị hạn chế về nước

Những người sau nên hạn chế lượng nước uống:

- Người bệnh tim và những người có chức năng thận kém cần xác định lượng nước uống hàng ngày theo lời khuyên của bác sĩ.

- Trẻ dưới 6 tháng chức năng thận chưa phát triển hoàn thiện, trường hợp mẹ đủ sữa thì không cần bổ sung nước.

- Đối với những bệnh nhân bị nhiễm siêu vi nặng như viêm phế quản, viêm phổi do vi khuẩn thì không nên uống nhiều nước, nếu không có thể gây ra các triệu chứng như hạ natri máu và thừa dịch.

Nước là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ sự sống nào. Hãy ghi nhớ cách uống nước khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Ợ nóng thường xuyên, coi chừng mắc ung thư thực quản

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Gia đình khỏe

Giảm béo