9 tháng 10 ngày là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa đối với những mẹ bầu, nhưng cũng là thời điểm cực kỳ nhạy cảm vì chỉ một sơ ý nhỏ cũng có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Để thành công vượt cạn, các chuyên gia sản khoa cảnh báo 6 dấu hiệu bất thường mà mẹ bầu cần nhận biết và đi khám ngay để được chăm sóc y tế kịp thời.
Chúng ta thường hay nói, mang thai là một hành trình vượt cạn mà người phụ nữ phải hy sinh hết tất cả mọi thứ của mình, chỉ để đảm bảo con cái được ra đời bình an. Từ bên trong cơ thể, trẻ sẽ rút nguồn canxi dự trữ trong xương của mẹ để hình thành khung xương, trẻ lấy máu của mẹ để hấp thụ nguồn dinh dưỡng. Đó là lý do vì sao khi mang thai, mẹ sẽ dễ bị nghén, chán ăn, buồn nôn và nôn, yếu cơ, nhức xương, chóng mặt,... Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp mẹ tuyệt đối không được chủ quan vì nó có thể là dấu hiệu của động thai, dọa sảy cực nguy hiểm - phổ biến nhất là với 6 dấu hiệu sau đây. Do đó, nếu mẹ bầu nhận thấy mình đang mắc phải bất kỳ vấn đề nào trong 6 dấu hiệu đó thì cần phải thăm khám ngay lập tức.
Tình trạng xuất huyết âm đạo có thể xuất hiện trong bất kỳ khoảng thời gian thai kỳ của mẹ, với nhiều mức độ khác nhau đều cảnh báo cho nhiều vấn đề tiêu cực. Ví dụ, mẹ bầu gặp tình trạng ra máu âm đạo lượng ít, kèm với đau bụng trong khoảng thời gian ba tháng đầu thai kỳ - thì đây có thể là một trong những dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng thụ tinh và làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung, có khả năng đe dọa tính mạng của mẹ.
Còn khi chảy máu nhiều kèm theo đau trằn bụng cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai trong 3 tháng đầu, hoặc đầu thai kỳ thứ hai. Ngược lại, ra máu kèm theo đau bụng trong tam cá nguyệt thứ ba có thể là dấu hiệu của bong nhau thai, xảy ra khi nhau thai tách khỏi niêm mạc tử cung.
Chuyên gia sản khoa luôn nói rằng, chảy máu là một dấu hiệu cần phải lưu ý khẩn cấp. Bất kỳ hiện tượng chảy máu nào khi mang thai đều cần được chú ý ngay lập tức. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn hoặc đến phòng cấp cứu khi phát hiện ra các triệu chứng chảy máu (Ảnh: Internet)
Những triệu chứng kể trên đều có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật - được xem là một tình trạng nghiêm trọng thường dễ mắc phải trong giai đoạn thai kỳ và có khả năng gây tử vong. Rối loạn này được đánh dấu bằng huyết áp cao và lượng protein dư thừa trong nước tiểu của bạn, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức và kiểm tra huyết áp của mẹ nếu thấy rõ ràng về mức độ và tần suất các cơn đau (nhất là đau đầu và đau bụng), điều này sẽ giúp mẹ được chăm sóc y tế kịp thời và tránh được nhiều nguy cơ nguy hiểm.
Buồn nôn và nôn được xem là triệu chứng nghén phổ biến khi mang thai, nhưng không xảy ra liên tục với mức độ quá nặng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng nôn này có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tình trạng nôn nghén nặng trong ba tháng đầu có thể dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như thai trứng hoặc cũng có thể xuất hiện trong những trường hợp mang đa thai. Trong trường hợp này, mẹ nên đến gặp bác sĩ để hỏi xin về phương án giải quyết thích hợp.
Các cơn co thắt tử cung (hay theo thuật ngữ y khoa thường gọi là cơn gò) là dấu hiệu cho việc chuyển dạ, thường xuất hiện ở tuần 38 trở về sau. Vì thế, nếu trong khoảng trước tuần 38 mà mẹ thấy có những cơn co thắt tử cung liên tục, hãy cảnh giác với nguy cơ của chuyển dạ sinh non.
Sinh non thiếu tháng là vấn đề rất nguy hiểm với thai nhi, vì lúc này trẻ chưa hoàn thiện hết các cấu trúc trong cơ thể và chưa đủ tuổi thai để chào đời, khi ra đời bắt buộc phải nằm trong lồng ấp liên tục cho đến khi đủ 38 tuần tuổi trở lên. Trẻ sinh non dễ xảy ra nhiều vấn đề như sức khỏe yếu trong tương lai, dị tật, hay nguy hiểm hơn là tử vong.
Nếu mẹ đang ở đầu tam cá nguyệt thứ ba và nhận thấy mình đang có những cơn co thắt, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Nếu không nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật để ngừng chuyển dạ (Ảnh: Internet)
Rỉ nước ối là dấu hiệu cho thấy màng bao nước ối đã bị vỡ, dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để ra đời, mẹ sẽ thấy dấu hiệu này khi đã đủ 38 tuần trở lên. Nhưng nếu màng ối bị vỡ ở tuổi thai nhỏ hơn 37 tuần thì được gọi là ối vỡ non - một tình trạng cực kỳ nguy hiểm.
Bởi ối vỡ non sẽ khiến môi trường vô trùng xung quanh con bị phá vỡ. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ sinh non. Dấu hiệu của vỡ ối là khi có một dòng nước trào ra từ âm đạo hoặc cảm thấy âm đạo ẩm ướt. Nước chảy ra sẽ dao động từ mức rỉ rả hoặc cả một dòng. Lúc này, mẹ phải lập tức gọi cấp cứu và đến bệnh viện ngay.
Từ tuần 20 trở đi, trẻ sẽ có những cử động liên tục để báo hiệu cho mẹ biết tình trạng bên trong của con. Khi này, mẹ nên chú ý và kiểm tra cử động thai thường xuyên từ 5 - 7 lần/ ngày. Thường thì con sẽ có khoảng 10 động tác trong vòng 10 phút. Từ tuần thứ 32 của thai kỳ, toàn bộ giác quan của thai nhi đã hoàn thiện và có thể cảm nhận được mọi cử động của mẹ.
Vì vậy, sang tuần 32, mẹ cảm nhận con ít cử động hoặc không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào của bé thì nên uống một ly nước trái cây, sau đó nằm nghiêng bên trái trong một căn phòng yên tĩnh khoảng 30 phút. Sau lần thử thứ hai, mẹ vẫn không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào thì nên nhanh chóng nhập viện.
Trường hợp thai đạp yếu hoặc không có cử động, cũng như không thấy bụng to dần lên, có thể nghĩ đến thai chậm phát triển trong tử cung hoặc thiểu ối (Ảnh: Internet)
Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho đến khi mẹ tròn con vuông, người mẹ nên khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Quan tâm đến biểu hiện cơ thể, quan sát cử động thai nhi hàng ngày để nhanh chóng phát hiện bất thường. Và khi gặp phải 1 trong 6 dấu hiệu kể trên, đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện để thăm khám ngay.
Xem thêm: Mẹo nhỏ giúp bạn loại bỏ cặn bẩn, cao răng một cách dễ dàng
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin