Ăn xoài thường xuyên là giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh đáng sợ như ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn xoài đúng cách.
Xoài vị ngọt và hơi chua, tính nhiệt. Xoài chứa nhiều vitamin và khoáng chất: A, B1, B2, B6g, C, E, biotin, caroten, pantotenic axit, niacin, folacin; canxi, sắt, phospho, kali, natri, đồng, magie, kẽm, selen.
Đặc biệt, các chất dinh dưỡng như protein, lipit, gluxit và nhất là tiền sinh tố A (caroten) đều vượt xa các loại quả khác. Xoài là nguồn bổ sung vitamin C (1880g) - cao nhất trong các loại quả xanh nhiều vitamin C và khi chín nhiều vitamin A (56,4-98,6%).
Ăn xoài thường xuyên là giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh đáng sợ như ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn xoài đúng cách.
Xoài không thể ăn chung với món gì?
Xoài và rượu không thể ăn chung với nhau
Có thể thấy xoài xanh là một trong những đồ nhấm khai vị được các cánh mày râu thích thú khi bắt đầu cuộc nhậu bởi vì hương vị của xoài xanh thơm ngon, có vị chua dễ bắt mồi. Nhưng thật không may hầu hết không ai biết rằng trong quả xoài xanh lại chứa độc tố khi kết hợp với cồn sẽ tạo ra chất độc khiến bạn dễ bị ngộ độc và hủy hoại niêm mạc dạ dày của bạn.
Xoài và hải sản không thể ăn chung với nhau
Xoài và hải sản đều là thực phẩm dễ gây dị ứng, ăn cả hai cùng lúc sẽ khó tiêu, và dễ gây dị ứng.
Xoài và các loại thực phẩm tính nóng không thể ăn chung với nhau
Xoài chứa các axit, axit amin, protein v.v. Những chất này đều có tính kích thích, sau khi bài tiết đến vỏ thận sẽ gây dị ứng, nếu nặng sẽ gây mẩn đỏ, đau đớn v.v. Xoài cũng không được ăn với đồ cay nóng, ăn nhiều sẽ hại thận. Thức ăn cay nóng ngoài tỏi còn có hành, hẹ, gừng, rượu, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, thì là v.v…
Xoài và dứa không thể ăn chung với nhau
Dứa có tác dụng phụ đối với da và mạch máu. Hai loại trái cây này ăn cùng sẽ dễ gây dị ứng vì xoài và dứa đều chứa thành phần hóa học gây dị ứng da.
Dù là xoài chín hay xoài xanh, cũng tuyệt đói tránh sử dụng khi đói bụng. Kể cả xoài chín vẫn có vị chua.
Vị chua của loại quả này sẽ gây kích thích dạ dày làm tăng dịch vị và nguy cơ mắc bệnh đường ruột. Hơn thế nữa, nó dễ dẫn đến nguy cơ bị say, ngộ độc tạm thời khi sử dụng lúc đói.
Khi nào không nên ăn xoài?
Không ăn khi bụng đói
Dù là xoài chín hay xoài xanh, cũng tuyệt đói tránh sử dụng khi đói bụng. Kể cả xoài chín vẫn có vị chua. Vị chua của loại quả này sẽ gây kích thích dạ dày làm tăng dịch vị và nguy cơ mắc bệnh đường ruột. Hơn thế nữa, nó dễ dẫn đến nguy cơ bị say, ngộ độc tạm thời khi sử dụng lúc đói.
Không ăn khi nóng trong
Xoài không phải có tính nóng như mọi người vẫn nói, tuy nhiên, với những quả xoài chín mọng ngọt chứa nhiều đường, sẽ không tốt cho người bị tiểu đường, vì đường huyết cao cũng thúc đẩy vi khuẩn trên da nên dễ gây các bệnh về da như mụn nhọt. Ngoài ra, trẻ em ăn nhiều cũng sẽ bị nổi mụn, rôm sảy…
Không ăn xoài quá chín
Tỉ lệ vitamin C trong quả xoài sẽ giảm dần khi quả chín, vì thế không nên để quả xoài chín quá.
Không ăn khi cơ địa dị ứng
Với những người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng với chất urushiol thì khi ăn xoài rất dễ gây dị ứng. Biểu hiện của dị ứng xoài nhẹ có thể sẽ là ngứa xung quanh miệng và trên môi, rát lưỡi, mắt khô, nổi mề đay.
Những ai không nên ăn xoài
Người bị dị ứng
Với những người có cơ địa hay bị dị ứng với chất urushiol thì khi tiếp xúc với xoài rất dễ gây dị ứng. Biểu hiện của dị ứng xoài nhẹ có thể sẽ là ngứa xung quanh miệng và trên môi, rát lưỡi, mắt khô, nổi mề đay. Còn những biểu hiện nghiêm trọng sẽ làm đau ở vùng bụng, sưng môi, khó thở…
Người mắc bệnh hen suyễn
Xoài có tính bình và chứa thành phần gây dị ứng. Người mắc bệnh hen suyễn không nên ăn xoài vì nó có thể gây dị ứng, khiến cho bệnh tình tái phát, thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh.
Người mắc bệnh ngoài da
Lượng đường cao trong loại quả chín sẽ khiến tình trạng bệnh tăng nặng. Ngoài ra, người mắc bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét, mưng mủ cũng nên hạn chế ăn xoài.
Phong Vũ
Theo Tạp chí Sống khỏe