Mụn cóc là những mụn sần sùi hình thành trên da nhưng không phải ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, một mầm bệnh được gọi là virus u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân gây ra mụn cóc khi xâm nhập vào vết cắt hoặc vết hở trên da.
Hầu hết các mụn cóc đều vô hại và sẽ tự biến mất sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, một số người muốn loại bỏ chúng sớm hơn nếu mụn cóc đang lan rộng, tái phát hoặc ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.
Các loại mụn cóc chính
HPV rất phổ biến nhưng virus này có dẫn đến mụn cóc hay không còn tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch của mỗi người. Những người có nguy cơ phát triển mụn cóc cao nhất có hệ thống miễn dịch kém hơn do nhiễm trùng từ trước.
Có 5 loại mụn cóc chính. Mỗi loại mụn cóc xuất hiện trên một bộ phận khác nhau của cơ thể và cũng có những đặc điểm riêng biệt. Chúng bao gồm:
Mỗi loại mụn cóc xuất hiện trên một bộ phận khác nhau của cơ thể và cũng có những đặc điểm riêng biệt. (Ảnh: Freepik). |
Mụn cóc thông thường: Mụn cóc thông thường có xu hướng mọc trên ngón tay và ngón chân nhưng cũng có thể xuất hiện trên đầu gối và khuỷu tay. Chúng thô ráp, chắc và thường không gây đau đớn. Tuy nhiên, chúng có thể lây lan qua tiếp xúc.
Mụn cóc Plantar: Mụn cóc Plantar xuất hiện ở lòng bàn chân. Nó có thể gây ra đau đớn vì chúng phát triển vào da. Việc đi lại cũng sẽ gặp khó khăn nếu những mụn cóc này xuất hiện trên bộ phận chịu sức nặng của bàn chân.
Mụn cóc phẳng: Mụn cóc nhỏ, phẳng có xu hướng mọc trên mặt, đùi và cánh tay.
Mụn cóc dạng sợi mảnh (Filiform): Những mụn cóc này xuất hiện xung quanh miệng và mũi hoặc, trong một số trường hợp, ở cổ và dưới cằm.
Mụn cóc mọc quanh móng: Mụn cóc mọc ở gần hoặc dưới móng chân và móng tay. Chúng có khả năng ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của móng tay và gây đau.
Các biện pháp khắc phục tại nhà tốt nhất cho mụn cóc
Bạn có thể dễ dàng điều trị mụn cóc tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên, không xâm lấn và hiệu quả. Các biện pháp này bao gồm:
Giấm táo (ACV): Giấm táo có đặc tính kháng virus giúp loại bỏ virus HPV. Để điều trị mụn cóc, hãy ngâm một miếng bông trong giấm táo và đắp lên vùng có mụn cóc. Sau đó dùng băng quấn lại và để qua đêm. Tháo băng quấn ra vào sáng hôm sau và lặp lại khi cần thiết.
Vỏ chuối: Enzyme phân giải protein trong vỏ chuối giúp làm mềm mụn cóc cứng và cuối cùng làm chúng biến mất. Chỉ cần cạo phần màu trắng phía trong của vỏ chuối và đắp lên vùng da có mụn cóc.
Dầu dừa: Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Áp dụng dầu dừa theo cách tương tự với giấm táo.
Dầu dừa giúp khắc phục mụn cóc hiệu quả. (Ảnh: Freepik) |
Nhựa cây cỏ dại: Nhựa cây màu trắng lấy từ thân cây cỏ dại như bồ công anh và cây cỏ sữa cũng được sử dụng để loại bỏ mụn cóc. Sử dụng nó theo cách tương tự như giấm táo.
Nha đam: Gel nha đam có tác dụng làm mát giúp làm dịu các nốt mụn cóc gây đau. Gel cũng sẽ giúp làm khô chúng nhanh hơn.
Củ nghệ: Củ nghệ có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Để sử dụng, trộn bột nghệ và nước. Bôi hỗn hợp lên các khu vực có mụn cóc.
Tỏi: Tỏi cũng có chứa đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Để loại bỏ mụn cóc, hãy nhẹ nhàng chà xát các lát tỏi tươi lên chúng hoặc dùng băng gạc để quấn giữ trong một thời gian. Mụn cóc sẽ bị phồng rộp sau đó. Nhưng khi lành lại, chúng sẽ bong ra như da chết.
Tinh dầu: Nhiều loại tinh dầu có chứa các hợp chất thực vật giúp tiêu diệt mầm bệnh. Những loại tốt nhất để sử dụng cho mụn cóc là tinh dầu cây phỉ và hương thảo. Chỉ cần nhỏ một vài giọt dầu lên một miếng bông. Chà miếng bông gòn lên những vùng có mụn cóc và băng lại. Lặp lại khi cần thiết.
Dù không quá nguy hiểm nhưng mụn cóc lại ảnh hưởng đáng kể về mặt thẩm mỹ. Bởi vậy, khi có mụn cóc, bạn nên thử áp dụng một trong số các cách trên để tẩy mụn cóc nhanh chóng.
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin