Hợp tác quảng cáo

Muốn hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao, nên tránh làm 3 việc sau đây

Đường huyết tăng cao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, kể cả là người khỏe mạnh hay người đang mắc (hoặc có nguy cơ mắc) bệnh tiểu đường loại 2, thì đều phải tránh làm 3 việc sau đây - nhằm hạn chế tình trạng nguy hiểm này xảy ra.

Không chỉ riêng những người có nguy cơ mắc hoặc đang mắc phải bệnh tiểu đường, ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên chú ý đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Vì hiện tượng đường huyết tăng cao có thể xảy ra ở bất kỳ ai hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe nào, nhất là khi nó diễn ra một cách đột ngột. Và điều nguy hiểm của tình trạng đường huyết tăng cao là nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe - thậm chí là tính mạng của chúng ta, có thể kể đến như:

- Tổn thương tim: đường huyết tăng quá cao trong thời gian dài có thể gây ra xơ vữa động mạch - dẫn đến biến chứng đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim trong tương lai nếu không được kiểm soát đúng cách.

- Tổn thương thận: đường huyết tăng quá cao trong thời gian dài có thể khiến mạch máu trong thận bị thu hẹp, tắc nghẽn, suy giảm chức năng thận và viêm đường tiết niệu, theo thời gian sẽ dẫn đến suy thận.

- Tổn thương hệ thần kinh: đường huyết tăng quá cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương các mạch máu, hạn chế quá trình cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thần kinh, dẫn đến tê liệt hệ thần kinh.

Muon han che tinh trang duong huyet tang cao, nen tranh lam 3 viec sau day

Đặc biệt, nó còn gây ra tình trạng tổn thương dây thần kinh ngoại biên - gây mất cảm giác đau và lâu lành vết thương. Từ đó, vết thương không được xử lý kịp thời sẽ bị nhiễm trùng, lở loét và lan rộng (Ảnh: Internet)

- Tổn thương mắt: đường huyết tăng quá cao trong thời gian dài có thể khiến hệ thống mao mạch ở mắt tổn thương, diễn tiến nặng sẽ gây ra mù loà.

Với những biến chứng nguy hiểm mà tình trạng lượng đường trong máu cao có thể gây ra đã kể trên, việc chủ động phòng ngừa là cực kỳ cần thiết. Bên cạnh thăm khám và tầm soát sức khỏe thường xuyên, thì chủ động xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn các thực phẩm dinh dưỡng cũng không kém phần quan trọng. Đặc biệt, các chuyên gia cũng nhấn mạnh thêm 3 việc mà mọi người cần tránh, nhằm giúp lượng đường huyết luôn ổn định.

Không muốn đường huyết tăng cao, nên tránh làm 3 việc sau đây

1. Không ăn 3 loại thực phẩm này sau 21h

- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mọi người - đặc biệt là người đang mắc hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 - không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột trắng như: cơm, cháo, bánh mì,... sau 21h. Vì dạng tinh bột này mềm, dễ nát, giàu đường và năng lượng, khi đi vào cơ thể rất dễ bị hấp thụ.

Trong khi đó, thời điểm này sẽ là lúc cơ thể nghỉ ngơi để các cơ quan nội tạng thực hiện chức năng lọc và thải độc. Nếu ăn vào giờ này sẽ khiến các chức năng bị cản trở, lượng thực phẩm dư thừa có thể tích tụ thành mỡ thừa gây tăng cân và làm đường huyết tăng cao đột ngột.

Muon han che tinh trang duong huyet tang cao, nen tranh lam 3 viec sau day

Mọi người chỉ nên ăn các loại thực phẩm này trước 20h tối. Đặc biệt, với người đang mắc bệnh tiểu đường, nếu muốn tinh bột t thì cần hỏi xin sự chỉ dẫn của bác sĩ để không phải lo lắng về tình trạng đường huyết tăng cao (Ảnh: Internet)

- Thực phẩm ngập dầu mỡ hoặc chế biến sẵn

Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối, chất béo chuyển hóa và các chất bảo quản. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến insulin trong cơ thể, tích mỡ nhiều hơn, và làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột.

- Trái cây

Hầu hết chúng ta đều nghĩ trái cây là loại thực phẩm lành mạnh, có thể ăn lúc nào cũng được. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trái cây chỉ tốt cho sức khỏe nếu biết ăn đúng thời điểm.

Sau 21h, trái cây cũng là nhóm thực phẩm phải hạn chế. Vì chúng có rất nhiều đường, kết hợp với axit có trong dạ dày sẽ tạo phản ứng lên men. Nếu ăn vào thời điểm trước khi đi ngủ sẽ gây khó tiêu, đồng thời làm tăng cao lượng đường trong máu.

2. Ngưng hút thuốc lá

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiểu đường loại 2, với tỷ lệ mắc đến 40%.

Cụ thể, chất nicotine có trong thuốc lá khi xâm nhập vào cơ thể gây biến đổi các hoạt động của tế bào, gây nên tình trạng kháng insulin và làm tăng cao lượng đường trong máu. Chưa hết, trong khói thuốc lá còn chứa hơn 70 loại chất độc hại khác nhau có thể kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể, gây ức chế chức năng đáp ứng insulin của các tế bào trong máu. Đó là lý do vì sao, người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 rất cao.

Muon han che tinh trang duong huyet tang cao, nen tranh lam 3 viec sau day

Nếu không muốn tình trạng đường huyết tăng cao liên tục và gây nên bệnh tiểu đường, ai đang có thói quen hút thuốc lá cần phải bỏ ngay (Ảnh: Internet)

3. Ngưng thức khuya

Đã có rất nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người thích thức khuya có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 5 - 6 lần so với những người không thức khuya. Bởi việc ngủ không đủ giấc không chỉ làm tăng độ nhạy cảm với insulin, giảm mà còn làm giảm sự bài tiết insulin. Do đó, mọi người nên đi ngủ trước 10h đêm, muộn nhất là 11 giờ đêm.

Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn thông tin về 3 việc cần tránh nếu không muốn đường huyết tăng cao, gây hại đến sức khỏe. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về các yếu tố gây nên bệnh tiểu đường và có thể ngăn ngừa bệnh chủ động hơn.

Xem thêm: Đổ mồ hôi liên tục ngay cả khi ở phòng máy lạnh, cơ thể bạn đang cảnh báo điều gì?

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

 

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo