Hợp tác quảng cáo

Nếu gặp những dấu hiệu này trước khi ngủ hoặc vừa ngủ dậy, hãy cẩn thận vì nguy cơ ung thư “rình rập”

Khi tỷ lệ tử vong vì ung thư đang ngày càng cao và xuất hiện nhiều hơn ở nhóm người trẻ (một phần là do diễn biến âm thầm không gây ra triệu chứng khác biệt, phần khác là sự chủ quan không tầm soát định kỳ), thì mới đây, các chuyên gia đã đưa ra những cảnh báo về các dấu hiệu trên cơ thể trước khi ngủ và sau khi thức dậy, báo hiệu nguy cơ ung thư rình rập.

Những dấu hiệu trước khi ngủ

1. Đau xương

Xương được xem là một trong những vị trí phổ biến nhất mà các khối u ác tính di căn. Có khoảng 70% - 80% bệnh nhân mắc ung thư sẽ bị di căn xương. Các bệnh ung thư có nhiều khả năng phát triển di căn xương bao gồm ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến giáp.

Neu gap nhung dau hieu nay truoc khi ngu hoac vua ngu day, hay can than vi nguy co ung thu “rinh rap”

Hầu hết các trường hợp di căn xương sẽ xảy ra trên cột sống, sau đó là xương sườn, xương chậu, xương đùi và xương chân. Sau khi xuất hiện di căn xương, trên 90% người bệnh sẽ thấy đau rõ rệt (Ảnh: Internet)

Lúc đầu thường là đau từng cơn, đau nhiều khi vận động, nhưng khi bệnh tiếp tục phát triển sẽ gây đau liên tục, đau dữ dội ngay cả khi chỉ làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, cơn đau sẽ trầm trọng hơn vào mỗi đêm, thậm chí không thuyên giảm khi chỉ dùng thuốc giảm đau thông thường.

2. Sốt dai dẳng

Có 3 lý do chính khiến các khối u gây sốt như sau:

- Khi khối u trong cơ thể phát triển nhanh chóng gây thiếu máu cục bộ và thiếu oxy tế bào khối u, gây hoại tử mô dẫn đến sốt cao.

- Một số khối u sẽ tiết ra các chất kháng nguyên trong khi hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng tương ứng, từ đó dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể bất thường.

- Một số tế bào khối u sẽ xâm nhập vào trung tâm điều hòa nhiệt độ cơ thể, và sau đó làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây sốt dai dẳng không khỏi.

Về mặt lâm sàng, hầu hết bệnh nhân ung thư sẽ sốt về chiều tối và đêm. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân mắc ung thư đều bị sốt hay cứ thường xuyên bị sốt về đêm là ung thư.

Điều khác biệt khi sốt do cảm cúm hay bệnh lý thông thường là nó có thể tự khỏi theo thời gian hoặc kết thúc khi dùng thuốc hạ sốt, trong khi sốt do ung thư thì không.

Neu gap nhung dau hieu nay truoc khi ngu hoac vua ngu day, hay can than vi nguy co ung thu “rinh rap”

Người bệnh ung thư sẽ bị sốt dai dẳng thời gian dài, dù dùng thuốc vẫn không thuyên giảm (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, các triệu chứng của ung thư nói chung không xuất hiện đơn lẻ, sẽ đi kèm với các bất thường khác như các cơn đau, mệt mỏi, sụt cân, ăn không ngon… Nên tốt nhất là tìm đến bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

3. Khó đi vào giấc ngủ và mất ngủ thường xuyên

Về mối liên hệ giữa ung thư và giấc ngủ, các chuyên cho biết, hầu hết bệnh ung thư đều gây rối loạn giấc ngủ ở mức độ nhất định.

Ung thư khiến bệnh nhân đau đớn, khó thở, tức ngực, ho và chèn ép dây thần kinh vào ban đêm, gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Đặc biệt là các bệnh ung thư liên quan đến gan, thận, dạ dày, não rất dễ gây ra tỉnh giấc vào nửa đêm hoặc khoảng 3 - 4 giờ sáng.

Thêm 1 đặc điểm của chứng mất ngủ do bệnh ung thư nữa là 1 khi đã tỉnh giấc, cơ thể sẽ luôn bị trằn trọc, rất khó để chìm vào giấc ngủ trở lại. Tình trạng mất ngủ sẽ kéo dài và khó điều trị bằng thuốc thông thường.

Những dấu hiệu sau khi thức dậy

1. Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt

Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu sau khi ngủ dậy thì có thể do não bị thiếu oxy, máu lên não không đủ và mạch máu não hẹp.

Cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư. Tế bào ung thư khi phát triển sẽ sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể và điều này sẽ làm con người thiếu hụt dinh dưỡng, luôn mệt mỏi.

Neu gap nhung dau hieu nay truoc khi ngu hoac vua ngu day, hay can than vi nguy co ung thu “rinh rap”

Người bệnh khi có triệu chứng mệt mỏi, đau đầu kéo dài cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán điều trị hiệu quả (Ảnh: Internet)

2. Tiêu chảy

Thỉnh thoảng bị tiêu chảy vào buổi sáng là bình thường. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài liên tục vài tuần kèm theo ói mửa, đầy hơi, sốt, phân lẫn máu...thì bạn nên đến bệnh viện để khám xem mình có mắc bệnh gì không.

Một số bệnh có liên quan đến triệu chứng tiêu chảy vào sáng sớm như viêm ruột, nhiễm ký sinh trùng, hội chứng ruột kích thích, nhiễm vi khuẩn và virus...

3. Ho kéo dài, có đờm

Nếu như bạn không bị bệnh có triệu chứng ho như: cảm cúm, viêm phổi,... mà khi thức dậy vẫn bị ho nhiều, không dứt cơn, ho kéo dài trong khoảng 3 - 4 tuần không thuyên giảm kèm theo máu, rất có thể đây là dấu hiệu ung thư phổi, ung thư thực quản.

Ngoài ra, với người khỏe mạnh khi ngủ dậy rất ít khi có đờm trong cổ họng. Nên trong trường hợp có nhiều đờm và luôn phải khạc ra vào buổi sáng, khả năng người đó mắc bệnh viêm hầu họng, phế quản hoặc viêm phổi rất cao.

Đờm trắng, nhớt có thể cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm gió. Đờm vàng, tương đối đặc và dính là dấu hiệu đang bị nóng hoặc cảm lạnh. Nhưng nếu đờm có máu thì nên đi khám gấp vì đây được xem là dấu hiệu của các căn bệnh về phổi như phổi khô, lao phổi hay thậm chí là ung thư phổi.

4. Hơi thở hôi

Thường thì khi ngủ dậy hơi thở của chúng ta có mùi khó chịu hơn bình thường. Nhưng nếu mùi hôi nồng hơn vào sáng sớm và đánh răng xong cũng vẫn còn mùi khó chịu thì nên cẩn thận. Nếu gan hoạt động không tốt, chức năng gan suy giảm thì rất dễ gây hôi miệng. Lúc này, hàm lượng đạm ure và amoniac trong máu tăng dần lên và gây mùi.

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo